Sự thật về 27 cách tốt nhất để điều trị trầm cảm

Trầm cảm có thể tàn phá cuộc sống – thậm chí đe dọa tính mạng trong một số điều kiện. Hàng ngàn nghiên cứu kiểm tra xem điều gì có tác dụng phục hồi hy vọng và sức sống.
Tôi đã gom nhặt 27 sự thật quan trọng về cách điều trị trầm cảm, dựa trên các nghiên cứu mới nhất. Bất cứ khi nào có thể tôi sẽ dựa trên phân tích meta gần nhất – cái kết hợp các kết quả từ tất cả các nghiên cứu liên quan để xây dựng xu hướng chung.
Hãy cẩn thận khi diễn giải các phát hiện dưới đây, vì nghiên cứu trong lĩnh vực này đang tiến triển.
- Thuốc men và Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) có hiệu ứng tương đương nhau trong điều trị trầm cảm. Thuốc men có thể giúp đỡ với những ai bị trầm cảm nặng không kém gì CBT.
- Hiệu ứng giả dược là rất mạnh trong điều trị trầm cảm. Trung bình, những người trong một thử nghiệm lâm sàng có tiến triển với giả dược (placebo) cũng gần bẳng với thuốc – tương ứng là 40% so với 48% trong việc giảm các triệu chứng, dựa trên một đánh giá lớn.
- Trầm cảm mãn tính và trầm cảm nặng đáp ứng tốt hơn khi kết hợp thuốc men và trị liệu tâm lý. Thuốc men cộng với CBT cho hiệu ứng tốt hơn so với chỉ dùng thuốc độc lập, và thuốc bổ sung các lợi ích cho những ai điều trị CBT. Đối với trầm cảm nhẹ, không phải mãn tính, phương pháp trị liệu đơn lẻ có hiệu quả tương đương với sự kết hợp – và như vậy sẽ tránh được mất thời gian, nỗ lực, chi phí và các tác dụng phụ.
- Cứ 8 người được kê thuốc ở Hoa Kỳ thì có 1 người là vì vấn đề trầm cảm. Hai phần ba số người này sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (selective serotonin reuptake inhibitor – SSRI) như Prozac hoặc Zoloft.
- CBT không phải là kiểu trị liệu thông qua nói chuyện duy nhất điều trị hiệu quả trầm cảm. Liệu pháp tâm động lực học (psychodynamic therapy) – dựa phần lớn trên hiểu biết của trường phái Freud về tâm trí – phải nhận các chỉ trích phi lý (bad rap) trong kỷ nguyên của việc điều trị dựa trên bằng chứng. Dẫu vậy, có ngày càng nhiều bằng chứng rằng trị liệu tâm động lực học ngắn hạn là có ích, cũng như nhiều kiểu điều trị chung khác được gọi là “liệu pháp hỗ trợ không chỉ thị”. Hiệp hội Tâm lý Lâm sàng – một bộ phần của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ – nắm giữ một danh sách các phương pháp điều trị với các hỗ trợ nghiên cứu mạnh mẽ nhất.
- Tập thể dục có thể có tác dụng điều trị trầm cảm rất mạnh. Các nhà nghiên cứu phát hiên ra lợi ích của việc đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, hoặc chạy mạnh mẽ, huấn luyện sức đề kháng, và các dạng vận động khác. Càng hoạt động mạnh mẽ thì thường dẫn đến khả năng phục hồi trầm cảm càng lớn hơn.
- Cải thiện chế độ ăn uống có thể là một cách hiệu quả trong việc giảm bớt trầm cảm. Một nghiên cứu đầu năm nay phát hiện ra rằng hướng dẫn mọi người thói quen ăn uống tốt hơn có thể dẫn đến sự sụt giảm lớn về trầm cảm. Người tham gia được khuyên nên tăng cường ăn rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, chất béo lành mạnh và protein nạc, giảm thực phẩm chế biến nhiều và có đường, cũng như giảm rượu.
- Việc bổ sung axit béo omega 3 không được xem là biện pháp điều trị hiệu quả. Một đánh giá từ năm 2007 cho thấy những chất bổ sung này có hiệu quả, nhưng được cảnh báo rằng để “sớm xác nhận phát hiện này” các nghiên cứu thêm là cần thiết. Một phân tích meta gần đây phát hiện hiệu quả rất nhỏ của omega 3s so với giả dược – mặc dù nó cũng đáng để lưu ý là điều tương tự cũng được phát hiện với thuốc chống trầm cảm, và “giả dược” không có nghĩa là không có tác dụng gì.
- CBT tự điều chỉnh (self-directed) có thể có hiệu quả điều trị trầm cảm. Nó có xu hướng ít hữu ích hơn so với cộng tác với một nhà trị liệu, và có lẽ thích hợp nhất cho những ai bị trầm cảm nhẹ cho tới trung bình. Một lối tiếp cận hỗn hợp – tự giúp mình với một số hướng dẫn từ chuyên gia – có thể có hiệu quả như trị liệu mặt-đối-mặt.
- Có nguy cơ cao cho việc tái phát sau khi ngưng dùng thuốc trong điều trị trầm cảm. Trong một phân tích meta 31 thử nghiệm, những ai chuyển sang giả dược có khoảng 40 phần trăm nguy cơ tái phát trong vòng từ 4 đến 36 tháng sau đó, tiếp tục dùng thuốc giảm nguy cơ đó xuống 18 phần trăm.
- CBT hiệu quả hơn thuốc trong khả năng bảo vệ chống lại trầm cảm tái diễn một khi điều trị kết thúc. Điều này nghĩa là, gần một trong ba người sẽ tái phát trong vòng một năm sau khi nhận điều trị CBT. Tái phát sẽ bớt đi nhiều nếu họ nhận được thêm các buổi điều trị CBT, điều này nhấn mạnh (underscores) tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hành các công cụ được học trong điều trị.
- “Sự can thiệp của tâm lý học tích cực” có thể làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Phát hiện này là không bất ngờ kể từ khi những kiểu can thiệp này là “hướng đến việc đào luyện các cảm giác tích cực, hành vi tích cực, hoặc nhận thức tích cực” – những cái mà CBT cũng nhấn mạnh.
- Kích hoạt Hành vi (Behavioral Activation) là một trong các cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm. Kiểu CBT này tập trung vào việc gia tăng các hoạt động bổ ích (rewarding activities) trong cuộc sống của chúng ta, vì vậy chúng ta tìm được ra kết nối lớn hơn, vui vẻ hơn, và cảm giác của sự hoàn thành. Sự thay đổi dẫn đến những cải thiện lớn sau thời gian điều trị kết thúc.
- Liệu pháp Tương tác Cá nhân (Interpersonal Therapy) có hiệu quả cao trong điều trị đối với bệnh trầm cảm. Các mối quan hệ có ảnh hưởng đến trạng thái thân tâm an lạc của chúng ta, cả chiều hướng tốt và xấu. Thay đổi tích cực trong cách chúng ta liên hệ với người khác có thể dẫn đến nâng cao tâm trạng và cũng có thể giúp ngăn chặn tái phát.
- Tâm lý trị liệu là biện pháp điều trị có hiệu quả với bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Cải tiến có xu hướng khiêm tốn về kích thước, không có lợi thế rõ ràng của CBT vượt các phương pháp điều trị khác cho nhóm tuổi này. Nhiều việc cần làm để tìm ra cách gắn lợi ích vào vì chúng có xu hướng biến mất theo thời gian.
- Thuốc men chỉ có lợi ích gia tăng nhỏ so với giả dược trong việc điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên (adolescents). Một phân tích meta tiết lộ thuốc men chỉ tạo ra 10% gia tăng so với dùng giả dược (60 phần trăm so với 50 phần trăm)
- Thuốc men không có lợi ích gia tăng đáng kể nào so với giả dược trong việc điều trị trầm cảm ở trẻ em (từ 12 tuổi trở xuống).
- Việc sử dụng SSRIs ở người trẻ tuổi làm tăng gấp đôi nguy cơ có các ý nghĩ tự sát và cố gắng tự tử (suicidal thinking and suicde attempts). Tỉ lệ là 2 phần trăm ở nhóm dùng giả dược và 4 phần trăm ở nhóm dùng thuốc.
- Loài thảo mộc có tên St. John’s wort có thể có tác dụng điều trị trầm cảm. Nó tốt hơn so với giả dược trong điều trị bệnh trầm cảm từ nhẹ tới trung bình, và tương đương như sử dụng thuốc với các tác dụng phụ (side effects) ít hơn.
- Những cá nhân bị trầm cảm kèm với rối loạn nhân cách có khả năng đáp ứng rất kém với điều trị gấp đôi so với ai không bị. Rối loạn nhân cách là kiểu mẫu dai dẳng của kinh nghiệm bên trọng và hành vi mà nó sai biệt rõ ràng với sự kỳ vọng về văn hóa cá nhân, là phổ biến và không mềm dẻo, nó có thể khởi phát vào thời thanh thiếu niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành, ổn định qua thời gian và dẫn đến đau khổ hoặc suy yếu”; các ví dụ bao gồm rối loạn nhân cách ranh giới, tự yêu mình, phụ thuộc, hoang tưởng, và schizotypal. Hiệu ứng điều trị này đúng với cả việc dùng thuốc hoặc trị liệu tâm lý.
- CBT có cấu trúc được phân phối qua Internet dẫn đến những thay đổi nhỏ nhưng đáng kể trong trầm cảm. Sự trợ giúp từ nhà trị liệu có khả năng làm tăng hiệu ứng của các chương trình này. Một số chương trình hoạt động được cung cấp tới cộng đồng ở dạng miễn phí, thí dụ như MoodGYM.
- Trong việc thiết lập chăm sóc ban đầu, chăm sóc kiểu hợp tác dẫn đến các kết quả điều trị trầm cảm tốt hơn. Trong chăm sóc kiểu hợp tác, chuyên gia về sức khỏe tâm thần và người quản lý trường hợp (case managers) làm việc bên cạnh bác sĩ chăm sóc chính. Cách can thiệp cụ thể có thể bao gồm gọi điện cho bệnh nhân để khuyến khích tuân thủ chỉ định thuốc men và có bác sĩ tâm thần giám sát quản lý trường hợp.
- Thời thơ ấu bị ngược đãi (maltreatment) liên kết với việc tái diễn trầm cảm nhiều hơn và giảm đáp ứng với trị liệu. Bị ngược đãi có thể bao gồm việc bị lạm dụng, bỏ mặc không săn sóc, hoặc bạo lực trong gia đình. Nhiều nghiên cứu thêm là cần thiết để hiểu cách những trải nghiệm này ảnh hưởng đến quá trình mắc trầm cảm.
- Thêm điều trị CBT vào thuốc trong điều trị trầm cảm ở thanh thiếu niên chỉ mang lại lợi ích nhỏ. Kết hợp điều trị có vẻ như đem lại lợi ích cao hơn chỉ dùng thuốc.
- Tương tự, thêm thuốc vào trị liệu tâm lý cho trầm cảm không cải thiện kết quả ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Dầu vậy, các tác giả của một phân tích meta gần đây tóm tắt các phát hiện này thành kết luận như sau “có rất ít bằng chứng để đưa ra các kết luận cơ bản về mối quan hệ giữa hiệu quả của can thiệp tâm lý, thuốc chống trầm cảm và sự kết hợp của các can thiệp này.”
- SSRI và các loại thuốc cũ hơn khác như thuốc chống trầm cảm ba vòng tạo ra các lợi ích tương tự. Trong khi kết quả điều trị là tương đồng. SSRIs có xu hướng tạo ra ít tác dụng phụ hơn, làm cho chúng có khả năng dung nạp tốt hơn.
- Trị liệu Nhận thức Dựa trên Chánh niệm (MBCT / Mindfulness-Based Cognitive Therapy) giúp ngăn chặn trầm cảm tái phát, đặc biệt là những ai từng có từ 3 đợt trầm cảm trở lên. Những ai được điều trị MBCT giảm 34 phần trăm khả năng tái phát, đây là hiệu ứng có thể so sánh được với việc dùng thuốc.
Những thông tin này không có ý định thực hiện các lời khuyên về y tế – hãy nói chuyện với người có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe mà bạn tin tưởng nếu bạn hoặc một người thân yêu (loved one) cần giúp đỡ về vấn đề trầm cảm.
(Dịch từ bài viết 27 Facts About the Best Ways to Treat Depression – Tác giả: Seth J. Gillihan Ph.D – Website: Psychology Today)