Ba kiểu hạnh phúc

Nghiên cứu phát hiện ra rằng đồ vật có thể làm con người hạnh phúc hơn so với trải nghiệm tùy thuộc vào kiểu hạnh phúc nào được đo.
Đồ vật phải nhận các chỉ trích bất công gần đây (bad rap of late) – chủ yếu vì sự không tương thích của nó với các xu hướng lối sống khác. Nó sẽ không phù hợp với kiểu ngôi nhà nhỏ xíu của bạn.
Chủ nghĩa tối giản (minimalism) đang hot, trở thành một dạng văn hóa, và trong nhiều năm, các nhà khoa học đảm bảo với chúng ta rằng nó cũng là con đường để tối đa hóa hạnh phúc. Sự khôn ngoan được cổ xúy là con người muốn có được hạnh phúc tối đa qua tiền bạc nên mua trải nghiệm chứ không phải đồ vật. Ý tưởng ở đây là niềm vui của trải nghiệm bắt đầu trước cả khi nó có mặt, và tiếp tục khi bạn nhìn lại trong tưởng tượng về bữa ăn/kỳ nghỉ/một buổi chiều đáng yêu. Nói cách khác, trải nghiệm cho thấy cả ánh bình minh (anticipatory) của hạnh phúc lẫn hoàng hôn rực rỡ (afterglow) của nó.
Nhưng nghiên cứu gần đây làm phức tạp thêm bức tranh này, nó cho thấy rằng áo len và iPhone có thể làm bạn hạnh phúc theo cách nào đó cũng như kỳ nghỉ du lịch trên biển và buổi hòa nhạc làm cho bạn. Có ba kiểu hạnh phúc – của dạng hạnh phúc tạm thời – và nó có xu hướng kéo dài lâu hơn với sản phẩm hàng hóa, bởi vì mọi người sử dụng chúng nhiều lần hơn so với điều họ thường trải nghiệm.
Nghiên cứu được đăng trên trang Khoa Học Tâm Lý Xã Hội và Nhân Cách, các nhà nghiên cứu Aaron Weidman và Elizabeth Dunn từ Đại học British Columbia đưa 20 đô-la cho 67 người tham gia để họ tiêu tiền vào trải nghiệm hoặc mua đồ vật theo sự chọn lựa của họ, và sau đó báo cáo đồ vật và trải nghiệm họ mới nhận được. Tiếp đấy các nhà nghiên cứu hỏi họ về mức độ hạnh phúc thông qua tin nhắn văn bản và bảng câu hỏi.
Họ phát hiện ra rằng đối tượng nghiên cứu có được hạnh phúc tạm thời thường xuyên hơn từ sản phẩm vật chất, nhưng hạnh phúc tạm thời lại mãnh liệt hơn từ trải nghiệm. Nói cách khác, họ tận hưởng sản phẩm vật chất nhiều hơn trải nghiệm về mặt số lượng, mặc dầu hạnh phúc cảm nhận từ trải nghiệm là mãnh liệt hơn một chút.

Weidman và Dunn viết: “Mua sản phẩm vật chất có một lợi thế chưa được biết đến, đó là mọi người có được nhiều cơn sóng hạnh phúc tạm thời trong các tuần sau thời điểm họ mua hàng”.
Đây không phải là bằng chứng duy nhất cho thấy rằng tài sản vật chất không ảm đạm như chúng vẫn hay bị gán mác/chụp mũ như vậy (made out to be). Nghiên cứu này phần nào tái khẳng định nghiên cứu trước đó cũng được thực hiện bởi Dunn và cộng sự, phát hiện ra rằng bỏ tiền ra mua nhiều thứ nhỏ nhỏ làm con người hạnh phúc hơn là chỉ mua một thứ đắt tiền. Bởi vì chúng ta thích ứng tâm lý với những đồ vật chúng ta có, các đồ vật mới làm nảy lên trạng thái tích cực – cái có vấn đề trong ngắn hạn, nếu không phải là về lâu về dài.
Và một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng các đồ vật mà giúp chúng ta thực hiện hoạt động, như vợt tennis và các thiết bị âm nhạc cũng có thể tạo ra hạnh phúc. Nhưng có sự khác biệt nhỏ giữa vợt tenis và đồ trang sức: Về phần vui thú của quá trình đi shopping, và sau cùng, là tưởng tượng địa điểm bạn sẽ đến cùng với đồ vật mà bạn có.
Vậy thì bạn nên làm màu với thiên hạ (splurge) bằng sản phẩm mới nhất của Apple (iThing) hay vé xem nhóm nhạc Hàn Quốc SNSD biểu diễn(*)? Nó còn phụ thuộc vào việc liệu rằng bạn có đang “tìm kiếm cảm giác mãnh liệt nhưng thoáng qua của hạnh phúc đi kèm với hoàng hôn màu hồng,” Weidman và Dunn viết “hay là cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng nhưng thường xuyên hơn kéo dài hàng tuần hay nhiều tháng.”
Là người sử dụng điện thoại nắp gập quá lâu, tôi không thể ngừng thể hiện cảm giác hứng khởi mỗi ngày với chiếc điện thoại thông minh trong năm đầu tiên sở hữu nó.
(Dịch từ bài viết The Three Types of Happiness – Tác giả: OLGA KHAZAN – Website: The Atlantic)
* Trong bản tiếng Anh gốc là Hamilton tickets – mình chuyển dịch sang ý khác để dễ hiểu với người Việt hơn.