Sự bất bình đẳng hạnh phúc

bất bình đẳng hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu là bảng xếp hạng hàng năm về các quốc gia ảm đạm nhất, vui vẻ nhất, và hài lòng nhất, năm nay có thêm một khía cạnh mới được phân tích: sự bất bình đẳng (inequality).

Thông thường chúng ta nói về sự bất bình đẳng về mặt (in terms) kinh tế, sự chênh lệch trong thu nhập, 1 phần trăm những người giàu có nhất so với 99 phần trăm còn lại, vân vân. Nhưng trong trường hợp này về “sự bất bình đẳng” được đo bằng cách tính đến mức độ phân phối của những người trả lời câu hỏi sau đây:

“Hãy tưởng tượng một cái thang, với các bước được đánh số từ 0 ở dưới cùng lên đến 10 ở trên cùng. Vị trí đầu của thang đại diện cho cuộc sống tốt nhất có thể cho bạn và vị trí cuối của thang đại diện cho cuộc sống tệ nhất có thể của bạn. Ở thời điểm này bạn sẽ nói bản thân bạn cảm thấy mình đang đứng ở bậc nào?”

Bảng xếp hạng hạnh phúc thông thường dựa trên điểm số trung bình của mỗi quốc gia trả lời câu hỏi ở trên. Quốc gia đứng đầu chỉ số này là Đan Mạch, với điểm số trung bình là 7,526, tiếp theo là Thuỵ Sĩ, Iceland, Na Uy và Phần Lan. (Không bất ngờ). Năm quốc gia ở vị trí cuối là Benin, Afghanistan, Togo, Syria và Burundi ở vị trí chót bảng với điểm số của câu trả lời là 2,905. Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 13, với điểm số trung bình là 7,104.

Nhưng khi các nhà nghiên cứu xem xét điểm số của các câu trả lời phân bố (spread out) như thế nào, một bức tranh khác xuất hiện. Bên dưới là sự phân bố các câu trả lời trên toàn cầu:

Phân phối Hạnh phúc dựa theo dân số, giai đoạn 2012 – 2015

Phân phối hạnh phúc dựa theo dân số
World Happiness Report

Câu trả lời phổ biến nhất là năm điểm, cái chết ở giữa. Trong các khu vực khác nhau, dù sao, câu trả lời phân phối cũng có khác.

Phân phối hạnh phúc theo dân số, tính cả khu vực

Bắc Mỹ và ANZ (Northern America & ANZ). Mỹ Latin và Caribbean (Latin America & Caribbean). Tây Âu (Western Europe). Trung và Đông Âu (Central and Eastern Europe)
Bắc Mỹ và ANZ (Northern America & ANZ). Mỹ Latinh và Caribbean (Latin America & Caribbean). Tây Âu (Western Europe). Trung và Đông Âu (Central and Eastern Europe)
Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of Independent States). Đông Nam Á (Southeast Asia). Đông Á (East Asia). Trung Đông và Bắc Phi (Middle East & North Africa)
Cộng đồng các quốc gia độc lập (Commonwealth of Independent States). Đông Nam Á (Southeast Asia). Đông Á (East Asia). Trung Đông và Bắc Phi (Middle East & North Africa)
Nam Á (South Asia) và Châu Phi hạ Sahara (Sub-Sahara Africa)
Nam Á (South Asia) và Châu Phi hạ Sahara (Sub-Sahara Africa)

Năm quốc gia bình đẳng nhất khi đề cập đến hạnh phúc là Bhutan, Comoros, Hà Lan, Singapore, và Iceland. (Iceland là quốc gia duy nhất ở vị trí top 5 ở cả hai thang đánh giá về điểm số trung bình và sự bình đẳng.) Năm quốc gia bất bình đẳng nhất là Honduras, Cộng hoà Dominican, Liberia, Sierra Leone, và Nam Sudan. Hoa Kỳ nằm ở vị trí 85.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hầu hết các quốc gia ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn. So với giai đoạn giữa 2005 và 2011 tới giai đoạn giữa 2012 và 2015, “chỉ có khoảng 10% (a tenth) quốc gia có sự sụt giảm đáng kể về bất bình đẳng trong hạnh phúc, trong khi hơn 50% (more than half) quốc gia lại gia tăng đáng kể”, báo cáo nói thêm. “Vẫn còn một phần ba quốc gia cho thấy không có sự thay đổi đáng kể nào.”

Đây không phải là thang đo hoàn hảo về trạng thái thân tâm an lạc của một quốc gia. Lấy ví dụ, Afghanistan đứng thứ chín về mức độ bình đẳng, nhưng lại là quốc gia có mức độ hạnh phúc thấp thứ tư trên toàn cầu. Afghans dường như là quốc gia bất hạnh khá bình đẳng (pretty equally unhappy).

Nhìn vào các bảng theo khu vực phía trên, John Helliwell, giáo sư kinh tế thuộc Đại học British Columbia và là một trong các biên tập viên của Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu (World Happiness Report), quan sát thấy hai kiểu bất bình đẳng khác nhau.

“Ở Mỹ latinh và Caribbean, mọi người đều hạnh phúc, nhưng không phải là hạnh phúc bình đẳng, các câu trả lời tích cực khá phân tán,” ông nói tiếp, “nhưng bạn hãy nhìn thử vào phía khác ở các khu vực còn lại có nơi rất không công bằng, đó là Trung Đông và Bắc Phi, và bạn có thể thấy nó có rất nhiều người rơi vào vùng zero và có khá nhiều người ở vùng mười điểm. Vì vậy ở đây có khá nhiều người rất hạnh phúc và cả rất bất hạnh nữa.”

Vì sự bất bình đẳng của hạnh phúc, ít nhất như các chỉ số ở đây, không phải là “chỉ số nói lên tất cả / tell-all measure” Helliwell nói. “Bạn cần nhìn xa hơn chút nữa để tìm ra điều gì là bản chất của sự bất bình đẳng.”

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên mà mọi người cố gắng đo chỉ số bất bình đẳng hạnh phúc hoặc bất bình đẳng về trạng thái thân tâm an lạc. Một nghiên cứu trước đây, công bố trong năm 2008, phát hiện sự bất bình đẳng hạnh phúc đã giảm xuống tính trên tổng thể ở Hoa Kỳ trong khoảng năm từ 1972 và 2006. Nhưng nó sử dụng thang đo hơi khác với World Happiness Report, thay vì hỏi người tham gia rằng họ có “rất hạnh phúc, khá hạnh phúc, hoặc không hạnh phúc lắm,” vì vậy khó mà so sánh trực tiếp hai cái với nhau. Cũng cần chú ý là thời điểm của nghiên cứu này kết thúc ngay trước Đại Suy Thoái (Great Recession).

Vẫn còn đó rất nhiều câu hỏi – ví dụ, sự tương quan gần gũi giữa bất bình đẳng hạnh phúc với bất bình đẳng thu nhập là ở mức nào? Helliwell nghĩ rằng thu nhập chiếm một phần trong cảm giác hài lòng về cuộc sống, nhưng có nhiều yếu tố khác có khả năng gây ra sự bất bình đẳng về hạnh phúc. Trong một bài báo riêng viết về sự bất bình đẳng của trạng thái thân tâm an lạc, Helliwell và các cộng sự viết, “Một xã hội bất bình đẳng cao…là một xã hội trong đó có nhiều người đạt được (achieve) cuộc sống mà họ đánh giá rất cao, và nhiều người khác bị kẹt (stuck) trong cuộc đời mà họ rất không hài lòng. Điều này có thể là vì những người được nói ở phần đầu thì giàu có, còn những người ở phần sau thì nghèo khó, nhưng nó cũng có thể có bất kỳ lý do nào khác.”

Các nỗ lực trong tương lai để lượng giá sự bất bình đẳng hạnh phúc có thể sử dụng một số tinh chỉnh để khai thác các biến số ngoài thu nhập.

Emiliana Simon-Thomas, giám đốc khoa học của Greater Good Science Center thuộc Đại học California, Berkeley, nói rằng các chỉ số bất bình đẳng của World Happiness Report, bởi vì nó nhìn vào sự hài lòng với cuộc sống, “nó gắn chặt hơn một chút vào việc tiếp cận các nguồn lực,” hơn là nếu họ đặt câu hỏi về hạnh phúc cụ thể. Cô nghĩ, trong một bức tranh toàn cảnh sẽ bao gồm thêm thông tin về người “có khả năng trải nghiệm các cảm xúc tích cực và để khôi phục lại từ các cảm xúc tiêu cực.”

Nhưng chỉ số vẫn làm sáng tỏ một điều quan trọng cần xem xét khi nghĩ về trạng thái thân tâm an lạc của mọi người dân.

“Nếu tất cả chúng ta tập trung vào các chính sách giúp đạt được thu nhập bình đẳng, chúng ta đã lỡ mất cơ hội để tập trung vào các khía cạnh khác của cuộc sống mà nó quan trọng cho trạng thái thân tâm an lạc,” Simon-Thomas nói – những thứ như “cộng đồng, và kết nối và sự tử tế…Lý do trạng thái thân tâm an lạc ở trong không gian của sự công bằng là vì nó có khả năng tồn tại trong tập thể mà không gây nguy hiểm cho người khác, không có những sự khác biệt quá lớn trong cơ hội hoặc tiếp cận tới các nguồn lực”

Một số câu hỏi không có câu trả lời khác: Quốc gia không công bằng nghĩa là gì khi đề cập đến hạnh phúc? Đây là kiểu xã hội như thế nào? Tinh chỉnh thang đo và bao gồm nhiều biến có thể nói cho chúng ta biết nhiều hơn trong tương lai, nhưng bây giờ chúng ta phải suy đoán.

Shigehiro Oishi, giáo sư tâm lý học tại Đại học Virginia nghiên cứu về trạng thái thân tâm an lạc và văn hóa, gửi cho tôi một số cảm nghĩ qua email. “Tôi đoán xã hội nơi có những người rất hạnh phúc và lại có những người khác thực sự rất bất hạnh sẽ trông như là một xã hội người thắng vơ vét tất cả (winner-take-all) – sự bất bình đẳng trong thu nhập ở mức cao,” anh viết, “không chỉ có vậy, nó cũng rất thối nát và thiếu công bằng (ví dụ, không chỉ bất bình đẳng về kinh tế, mà còn cả bất bình đẳng về chính trị, một số người tinh hoa thì được bảo vệ, những người khác thì không; về cơ bản là một xã hội không công bằng, không trọng dụng người tài / non-meritocratic).”

Mặc dầu nó không nhất thiết xảy ra cho tất cả các quốc gia, các nhà nghiên cứu của World Happiness Report phát hiện ra rằng, nói chung, sự bất bình đẳng hạnh phúc ở mức thấp có tương quan với điểm số hạnh phúc trung bình cao hơn, điều này gợi ý rằng xã hội công bằng hơn thì hạnh phúc hơn, tính trên tổng thể.

“Con người phát triển trọng bối cảnh xã hội làm chúng ta ưa thích sự công bằng (fairness),” Simon-Thomas nói. “Khi chúng ta tồn tại trong bối cảnh nơi sự bất công là phổ biến, thì điều này vốn đã là căng thẳng rồi.”

(Dịch từ bài viết The Inequality of Happiness – Tác giả: Julie Back – Website: The Atlantic)

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *