Bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ

Một phần tư người lao động ở Mỹ kiếm được ít hơn 10 đô-la mỗi tiếng. Điều này tạo ra thu nhập dưới ngưỡng nghèo liên bang. Đấy là những người đợi bạn hàng ngày. Họ bao gồm người thu ngân, người làm trong cửa hàng thức ăn nhanh và người phụ giúp cho y tá. Hoặc có thể họ chính là bạn.
Trong năm 2012, top 10% những người có thu nhập cao nhất mang về nhà họ tới 50% tổng toàn bộ thu nhập. Đấy là tỷ lệ chiếm giữ cao nhất trong vòng 100 năm qua. Nhóm 1 phần trăm người có thu nhập cao nhất chiếm đến 20% tổng thu nhập, theo một nghiên cứu được tiến hành bởi nhà kinh tế Emmanuel Saez và Thomas Piketty.
Các sự thật về bất bình đẳng thu nhập
Từ năm 2000 tới năm 2006, số lượng người Mỹ sống trong tình trạng nghèo khổ tăng 15 phần trăm. Năm 2006, gần 33 triệu người lao động kiếm được ít hơn 10 đô-la một tiếng. Thu nhập hàng năm của họ ít hơn 20 614 đô-la. Đây là mức dưới ngưỡng nghèo cho một gia đình có bốn người. Phần lớn người lao động lương thấp (low-wage) không nhận được bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ ốm hoặc kế hoạch tiền trợ cấp từ người chủ lao động. Điều này nghĩa là họ không thể ốm và không có hy vọng nghỉ hưu.
Trong cùng khoảng thời gian này, lương trung bình vẫn giữ nguyên. Mặc dù năng suất lao động đã tăng 15 phần trăm. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng 13 phần trăm mỗi năm.
Giữa những năm 1979 và 2007, thu nhập hộ gia đình tăng 275 phần trăm cho nhóm 1 phần trăm hộ gia đình giàu nhất. Tăng 65 phần trăm cho nhóm 20% thu nhập cao nhất.
Nhóm 20 phần trăm thu nhập thấp nhất chỉ tăng 18 phần trăm. Đấy là sự kiện thực tế thậm chí sau khi có sự “phân phối lại giàu có.” Nói cách khác, trừ đi tất cả các loại thuế, và thêm tất cả thu nhập từ An Ninh Xã Hội, phúc lợi và các thanh toán khác.
Từ khi người giàu giàu lên nhanh hơn, phần bánh của họ lớn hơn. 1 phần trăm người giàu nhất đã tăng tỷ lệ thu nhập của họ trong tổng thu nhập thêm 10 phần trăm.
Những người còn lại thấy miếng bánh của họ co lại 1-2 phần trăm. Nói cách khác mặc dù thu nhập của người nghèo đã được cải thiện, họ vẫn cảm thấy bản thân ở xa đằng sau khi so sánh với những người giàu nhất.
Điều gì là nguyên nhân hoặc người nào làm ra chuyện này?
Bất bình đẳng thu nhập được đổ lỗi là do nguồn lao động giá rẻ ở Trung Quốc, tỷ giá hối đoái (exchange rates) không công bằng và các công việc thuê ngoài (jobs outsourcing). Các tổng công ty thường bị đổ lỗi cho việc xem trọng lợi nhuận hơn người lao động. Nhưng họ phải duy trì cạnh tranh. Các công ty ở Hoa Kỳ phải cạnh tranh với các công ty giá rẻ ở Trung Quốc và Ấn Độ – nơi tiền thuê công nhân rẻ hơn nhiều. Như là hệ quả, nhiều công ty thuê ngoài dịch vụ công nghệ cao và các công việc sản xuất ở nước ngoài. Hoa Kỳ mất 20 phần trăm công việc ở các nhà máy từ năm 2000. Chúng là những công việc truyền thống được trả lương cao. Các việc dịch vụ đã tăng lên, nhưng chúng được trả lương thấp hơn nhiều.
Trong suốt những năm 1990, các công ty đã tiến hành bán chứng khoán ra công chúng để nhận được nhiều quỹ cho mục đích đầu tư phát triển. Các nhà quản lý giờ phải tạo ra lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết để làm vui lòng cổ đông (stockholders). Với hầu hết công ty, lương bổng là ngân sách lớn nhất. Tái cấu trúc dẫn đến việc làm nhiều hơn với chỉ vài nhân viên toàn thời gian. Điều ấy cũng có nghĩa là có thêm hợp đồng và nhân viên làm tạm thời hơn.
Nhiều người nhập cư trong nước là bất hợp pháp, họ điền thêm vào danh sách những người lao động lương thấp. Họ có ít quyền thương lượng để yêu cầu mức lương cao hơn.
Wal-Mart là nơi thuê nhiều lao động nhất cả nước, với 1,4 triệu người. Không may là nó thiết lập các tiêu chuẩn mới để giảm chi trả và lợi ích cho nhân viên. Các đối thủ cạnh tranh của nó cũng phải tiếp bước để giữ cùng mức “Giá Bán Thấp”.
Các chính sách thuế gần đây của chính phủ đã trợ giúp cho nhà đầu tư nhiều hơn so với người lao động thu nhập thấp. Việc bãi bỏ quy định có nghĩa là các cuộc điều tra sẽ ít chặt chẽ hơn khi xảy ra tranh chấp lao động.
Mức lương tối thiểu vẫn duy trì ở mức 5,5 đô-la một giờ cho đến tận năm 2007. Mười năm sau, nó chỉ tăng lên 7 đô-la một giờ.
Công nghệ cũng làm gia tăng bất bình đẳng. Nó cũng có thể thay thế rất nhiều công nhân làm việc tại nhà máy. Những người được đào tạo về công nghệ có thể nhận được mức lương cao.
Trong vài năm gần đây, Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) xứng đáng nhận một số trách nhiệm. Lãi suất thấp kỷ lục được tin là để thúc đẩy thị trường nhà đất (housing market), làm cho nhà ở có giá cả phải chăng hơn. Trong khi giá nhà đất đã giảm trong vài năm gần đây. Người Mỹ trung bình vẫn không có đủ thu nhập để mua một căn nhà. Điều đó đặc biệt đúng đối với những người trẻ hơn – họ thường là người hình thành các hộ gia đình mới. Không có công việc tốt, họ đang bị mắc kẹt phải sống ở nhà hoặc với bạn cùng phòng.
Bằng cách giữ tỷ giá thấp, Fed tạo ra bong bóng tài sản trong thị trường cổ phiếu. Điều đó giúp cho 10 phần trăm những người giàu có nhất, những người hiện sở hữu 91 phần trăm tài sản dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu. Những nhà đầu tư khác mua vào hàng hóa, đẩy giá thực phẩm lên 40 phần trăm kể từ năm 2009. Điều đấy làm hại phần “đáy” 90 phần trăm, những người tiêu phần lớn thu nhập để mua thực phẩm.
Dưới quan điểm toàn cầu
Nhiều nguyên nhân của sự bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ có thể truy tìm từ sự dịch chuyển cơ bản trong nền kinh tế toàn cầu. Thu nhập của thị trường mới nổi tăng lên. Các quốc gia như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu. Đó là bởi vì lực lượng lao động của họ có nhiều kỹ năng hơn. Cũng như những người lãnh đạo đang trở nên tinh vi hơn trong việc quản lý nền kinh tế của họ. Như là hệ quả, tài sản được chuyển dịch từ Hoa Kỳ và các quốc gia đã phát triển khác cho họ.
Sự chuyển dịch này làm giảm bớt bất bình đẳng thu nhập toàn cầu. Chỉ với 1 phần trăm dân số giàu có nhất toàn cầu đã nắm giữ đến 40 phần trăm tài sản. Người Mỹ nắm giữ 25% tài sản đó. Nhưng Trung Quốc, với số dân chiếm 22 phần trăm toàn cầu mới nắm giữ 8,8 phần trăm tài sản. Ấn Độ chiếm 15 phần trăm dân số toàn cầu và chỉ có 4 phần trăm tài sản.
Khi các quốc gia khác phát triển hơn, tài sản của họ tăng lên. Họ lấy nó xa khỏi Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản. Ở Mỹ, người nghèo nhất phải chịu đựng gánh nặng.
Vậy giải pháp là gì?
Cố gắng ngăn cản các công ty Hoa Kỳ mua các dịch vụ thuê ngoài sẽ không hiệu quả. Nó đang trừng phạt họ cho trách nhiệm phân phối lại tài sản toàn cầu. Cũng vậy, sẽ chẳng hiệu quả khi đưa ra các chính sách bảo vệ thương mại hoặc xây tường để ngăn chặn người nhập cư xâm nhập bất hợp pháp.
Hoa Kỳ phải chấp nhận rằng sự kiện phân phối lại tài sản toàn cầu đang xảy ra. Những người ở nhóm 20 phần trăm giàu nhất phải nhận ra rằng 40% người ở nhóm đáy thu nhập không thể chịu đựng gánh nặng mãi mãi. Chính phủ phải cung cấp cho nhóm 40% ở đáy tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề. Có thể tăng thuế ở nhóm 20% giàu nhất để trả chi phí cho công việc trên. Nó phải tạo ra các thay đổi ngay bây giờ sao cho sự chuyển dịch diễn ra từ từ và khỏe mạnh cho tổng thể nền kinh tế.
(Dịch từ bài viết Income Inequality in America – Tác giả: Kimberly Amadeo – Website: The Balance)