Bất bình đẳng thu nhập trên thế giới

Bài viết này trình bày các bằng chứng thực nghiệm cho thấy bất bình đẳng thu nhập đã thay đổi như thế nào qua thời gian, và mức độ bất bình đẳng giữa các quốc gia khác nhau có thể đa dạng đến mức nào. Nó cũng trình bày một số nghiên cứu về các yếu tố chi phối bất bình đẳng thu nhập.
Chúng tôi có một bài viết liên quan trên Our World in Data trình bày bằng chứng về sự bất bình đẳng trong kinh tế toàn cầu. Bài viết đó xem xét lịch sử kinh tế và bất bình đẳng toàn cầu đã thay đổi như thế nào, cũng như dự đoán các thay đổi tiếp diễn trong tương lai.
I. Cái nhìn từ thực nghiệm
I.1 Quan điểm lịch sử
Bất bình đẳng diễn ra như thế nào ở các xã hội tiền công nghiệp?
Trong một nỗ lực để trả lời câu hỏi này, Milanovic, Lindert và Williamson đã tiến hành nghiên cứu ước tính mức độ bất bình đẳng tiền công nghiệp trong nghiên cứu năm 2008 ‘Sự Bất Bình Đẳng Thời Xa Xưa’. Hầu hết các ước tính của họ (18 trong số 28) về sự bất bình đẳng tiền công nghiệp dựa trên cái gọi là (so-called) ‘bảng xã hội’. Trong các bảng đó, các giai tầng xã hội (hoặc các nhóm) được xếp hạng từ người giàu có nhất tới người nghèo khó nhất với ước tính phần trăm dân số và thu nhập trung bình.
Biểu đồ dưới đây chứng tỏ mức độ bất bình đẳng kinh tế trong các xã hội tiền công nghiệp có liên quan tới mức độ phồn thịnh trong cùng các xã hội đó. Sự bất bình đẳng được đo với chỉ số Gini (ý nghĩa con số này được giải thích ở phần III bên dưới) và sự phồn thịnh được đo bằng chỉ số tổng thu nhập quốc dân trên đầu người, đã được điều chỉnh cho sự sai biệt về giá cả để tạo ra khả năng so sánh trong một loại đồng tiền phổ biến.
Biểu đồ cũng cho thấy một đường cong có nhãn tên là IPF; đây là từ viết tắt của Inequality Possibility Frontier / Đường giới hạn Khả năng Bất bình đẳng. Ý tưởng đằng sau đường cong này là trong xã hội rất nghèo khó sự bất bình đẳng không thể ở mức rất cao được: Hãy tưởng tượng, nếu thu nhập trung bình chỉ vừa đủ cho khả năng sinh sống tối thiểu, thì trong nền kinh tế như vậy, không thể nào có bất kỳ sự bất bình đẳng nào, bởi nếu như vậy thì chắc chắn có một số người có thu nhập dưới mức thu nhập thấp nhất mà họ có khả năng sống được.
Khi thu nhập trung bình cao hơn một chút thì có khả năng là có một mức độ nhỏ của sự bất bình đẳng, và IPF cho thấy sự bất bình đẳng lớn nhất có thể gia tăng với thu nhập trung bình cao hơn. Các tác giả phát hiện ra rằng nhiều xã hội tiền công nghiệp tập hợp dọc theo IPF. Điều đấy nghĩa là trong các xã hội như vậy, sự bất bình đẳng là cao như nó có thể đã xảy ra.
Trong các trường hợp ở Hà Lan và Anh Quốc, chúng tôi thấy trong suốt thời kỳ phát triển đầu họ dịch chuyển xa đường IPF và mức độ bất bình đẳng không còn ở mức tối đa.

Sự bất bình đẳng ở Anh Quốc đã thay đổi như thế nào trong thời gian rất dài qua?
Anh Quốc là đất nước mà chúng ta có được thông tin tốt nhất về sự phân phối thu nhập qua một giai đoạn rất dài. Thông tin này được minh họa trong bảng bên dưới (gồm 2 bảng con). Bảng thứ nhất (phía trên) cho thấy tỷ lệ trong tổng thu nhập của 5% số người có thu nhập cao nhất, và bảng thứ hai cho thấy hệ số Gini.
Các ước tính ban đầu dựa trên bảng xã hội, và như hầu hết các ước tính từ quá khứ xa xôi, có một số lo lắng về độ chính xác của những ước tính này. Holmes đã công bố chi tiết bài đánh giá về một trong các bảng nổi tiếng nhất: Bảng Xã Hội của Gregory King cho Anh Quốc năm 1688. Holmes (1977) cho thấy sự hạn chế của King trong vai trò là nhà phân tích xã hội và chỉ trích bảng xã hội của ông, lập luận rằng nó có nhiều thành kiến “đã đánh lừa ông ta (1) vào đánh giá thấp số hộ gia đình giàu có nhất, và các tầng lớp có tài chính mạnh nhất; và (2) đánh giá thấp (đôi khi là rất thấp) mức độ thu nhập ở nhiều bậc cao hơn chuẩn nghèo”
Dù vậy, có nhiều cách để tính đến những thành kiến (biases) này, và các ước tính cho thấy trong sơ đồ bên dưới là dựa trên việc ước tính lại bản gốc của King được thực hiện bởi Lindert và Williamson. Các tác giả nói rằng họ sử dụng “các chỉ trích thấm thía của Holmes (1977) như là các hướng dẫn cho họ để chỉnh sửa bảng King”.
Các ước tính trình bày trong đồ hình này cho thấy sự bất bình đẳng ở Anh Quốc là rất cao trong quá khứ, và không thay đổi nhiều cho đến khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa. Như chúng ta thấy, trước đây thu nhập được tập trung cao một cách đáng chú ý: lên tới 40% tổng thu nhập rơi vào túi của những người thuộc nhóm 5% giàu nhất.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, sự bất bình đẳng thu nhập bắt đầu giảm xuống rất nhiều và đạt mức thấp lịch sử trong thập niên cuối 1970. Dầu vậy, trong suốt những năm 1980, sự bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể ở Anh Quốc cả về hệ số Gini và tỷ lệ phần trăm của những người có thu nhập cao nhất tăng mạnh. Từ đầu những năm 1990 trở đi, chúng ta thấy rằng Anh Quốc trải qua sự phân kỳ giữa hệ số Gini và tỷ lệ chiếm giữ của những người có thu nhập cao nhất nói với chúng ta về sự bất bình đẳng. Hệ số Gini vẫn giữ nguyên qua hai thập niên, nếu như vậy, sự bất bình đẳng phần nào đó đã giảm trong suốt giai đoạn này. Điều này nói với chúng ta rằng sự bất bình đẳng xét trên toàn bộ phân phối không tăng thêm ở Anh Quốc. Tuy nhiên, ở nhóm thu nhập cao nhất, bằng chứng cho thấy một câu chuyện khác. Chúng tôi thấy thu nhập tăng trưởng ở mức rất, rất cao trong phân phối của nhóm thu nhập cao nhất vượt qua sự tăng trưởng mạnh về thu nhập ở phần còn lại của phân phối.

I.2 Sự bất bình đẳng bên trong quốc gia ở các nước giàu có
Tình trạng bất bình đẳng trong các quốc gia có thu nhập cao diễn ra như thế nào trong thế kỷ vừa qua?
Các nhà nghiên cứu có nhiều hiểu biết tốt hơn về giai đoạn dài tiến hóa sự bất bình đẳng thu nhập nhờ vào làn sóng nghiên cứu gần đây về tỷ lệ nắm giữ của nhóm thu nhập cao nhất.
Bất bình đẳng thu nhập cao nhất là thước đo tỷ lệ chiếm giữ trong tổng thu nhập của nhóm người có thu nhập ở vị trí rất cao trong phân phối. Thường là top 1%.
Lịch sử các ước tính bất bình đẳng thu nhập cao nhất được xây dựng lại từ dữ liệu thuế thu nhập, và với nhiều quốc gia, các ước tính này cho họ cái nhìn sâu sắc vào sự tiến hóa của bất bình đẳng qua hơn 100 năm. Đây là quãng thời gian dài hơn nhiều các ước tính khác về bất bình đẳng thu nhập có khả năng thực hiện được (như trường hợp với các ước tính dựa trên dữ liệu khảo sát thu nhập).
Sự thật là tỷ lệ thu nhập được đo thông qua dữ liệu thuế ngụ ý rằng những ước tính đo bất bình đẳng là trước phân phối lại thông qua thuế và các dòng tiền lưu chuyển khác (sự khác biệt giữa thu nhập trước thuế và thu nhập sau thuế).
Điều chúng ta có thể học được từ quan điểm dài hạn này được tóm tắt trong đồ hình bên dưới. Xem xét trường hợp của Hoa Kỳ, ở bảng bên trái. Trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai có đến 18% trong tổng thu nhập của người Mỹ thuộc về nhóm 1% giàu nhất. Sau thời điểm đó, và cho đến đầu những năm 1980, tỷ lệ chiếm giữ của nhóm 1% rớt xuống đáng kể (đầu tiên là nhanh, và sau đó chậm dần trong những năm 1970).
Sau những năm 1980, bất bình đẳng ở Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng, và cuối cùng trở về mức của giai đoạn trước chiến tranh. Chúng ta thấy đây là xu hướng dài hạn hình chữ U về tỷ lệ chiếm giữ của nhóm thu nhập cao nhất không phải là tình trạng chỉ xảy ra với mỗi Hoa Kỳ. Trong thực tế các quốc gia nói-tiếng-Anh phát triển khác ở bảng phía trái cũng cho thấy mô hình tương tự.
Dầu vậy, sẽ là sai khi nghĩ rằng sự gia tăng bất bình đẳng nhóm thu nhập cao nhất là hiện tượng phổ biến. Bảng bên phải chúng ta thấy rằng trong các quốc gia Châu Âu giàu có ngang nhau, cũng như Nhật Bản, sự phát triển trong thực tế là khá khác biệt. Tỷ lệ chiếm giữa thu nhập của người giàu có đã giảm xuống qua nhiều thập kỷ, và giống như các quốc gia nói-tiếng-Anh, nó đạt mức thấp nhất vào những năm 1970. Nhưng trái lại các quốc gia nói-tiếng-Anh, tỷ lệ chiếm giữ của nhóm thu nhập cao nhất không trở lại mức độ cao trước đó; thay vào đó nó tiếp tục giữ nguyên hoặc tăng không đáng kể. Sự tiến hóa của bất bình đẳng nhóm thu nhập cao nhất ở đây theo hình chữ L. Bất bình đẳng thu nhập ở Châu Âu và Nhật Bản ngày nay thấp hơn nhiều so với thời điểm đầu của thế kỷ 20.
Một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm này là các lực lượng chính trị làm việc ở tầm mức quốc gia có thể quan trọng cho cách thức thu nhập được phân phối như thế nào. Xu hướng phổ biến của sự gia tăng bất bình đẳng sẽ diễn ra cùng với quan niệm rằng sự bất bình đẳng được quyết định bởi các lực lượng thị trường toàn cầu và sự tiến bộ kỹ thuật. Thực tế về xu hướng bất bình đẳng khác nhau trong các quốc gia gợi ý rằng nền tảng thể chế và chính trị giữa các quốc gia khác nhau cũng đóng một vai trò trong việc hình thành sự bất bình đẳng trong thu nhập. Điều này nghĩa là sự bất bình đẳng gần như không thể tránh khỏi.

Bất bình đẳng là trước hoặc sau thuế?
Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chỉ số bất bình đẳng của nhóm thu nhập cao nhất mà chúng tôi thảo luận ở trên đề cập đến sự bất bình đẳng của thu nhập thị trường. Và thu nhập thị trường thì không giống với thu nhập khả dụng (disposable income), bởi vì hầu hết mọi người đều phải trả thuế cũng như nhận được các khoản tiền từ chính phủ.
Trong nhiều quốc gia, chính phủ có hệ thống thuế lũy tiến (càng có nhiều tiền thì tỷ lệ đóng thuế càng cao, khá giống với giá điện lũy tiến). Lấy ví dụ, ở Mỹ, ước tính cho thấy 37% trong tổng tiền thuế thu nhập đến từ nhóm thu nhập 1% cao nhất, trong khi có chưa tới 3% đến từ nhóm đáy 50%.
Hậu quả của thuế lũy tiến là sự bất bình đẳng trong thu nhập khả dụng (thu nhập thực sự trong túi của mọi người) thấp hơn nhiều so với thu nhập trước-thuế như vẫn được xem xét trong nghiên cứu tập trung vào nhóm thu nhập cao nhất.
Đồ hình bên dưới cho thấy sự khác biệt về chỉ số Gini trước và sau khi phân phối lại ở Hoa Kỳ. Bạn có thể thêm các quốc gia khác bằng cách sử dụng lựa chọn từ tùy chọn ‘Add countries’. Ở các phần sau chúng tôi thảo luận dữ liệu này chi tiết hơn.
Hai chỉ số thu nhập được định nghĩa như sau:
- Thu nhập hộ gia đình thị trường được định nghĩa là tổng thu nhập lao động (thu nhập được người khác trả lương và thu nhập tự trả cho chính mình) và thu nhập vốn (thu nhập có được từ tài sản qua thời gian chứ không phải công việc, thí dụ tiền lời từ việc bán một mảnh đất đã mua cách đầy vài năm).
- Thu nhập hộ gia đình khả dụng là tổng thu nhập lao động (thu nhập được người khác trả lương và thu nhập tự trả cho chính mình), thu nhập vốn, thu nhập được chi trả – các khoản bảo hiểm xã hội được trả (tiền nhận được từ bảo hiểm liên quan đến công việc, lợi ích chung, và quyền lợi trợ cấp) và các khoản chuyển cá nhân – trừ thuế thu nhập và các khoản đóng góp an sinh xã hội.
Ghi nhớ kỹ rằng ở bảng này, bất bình đẳng được đo với hệ số Gini, đây là chỉ số bất bình đẳng không chỉ tính đến sự phấn phối của nhóm thu nhập cao nhất, mà còn bao quát toàn bộ phân phối từ người giàu nhất đến nghèo nhất (kéo xuống phần III nếu bạn muốn tìm hiểu ý nghĩa của hệ số Gini).

I.3 Sự bất bình đẳng thu nhập khả dụng qua thời gian dài
Nghiên cứu và thảo luận về sự bất bình đẳng không may phải chịu rắc rối từ khả năng cung cấp và sử dụng các ước tính cho bất bình đẳng kết hợp của các tập dữ liệu không nên và không thể kết hợp (which cannot and should not be combined). Như chúng tôi giải thích bên dưới có nhiều định nghĩa khác nhau về thu nhập, và kết hợp các ước tính dựa trên các định nghĩa khác nhau là không chính xác.
Chartbook of Economic Inequality trình bày các ước tính thực nghiệm có thể so sánh qua thời gian cho mỗi một quốc gia cụ thể. Dữ liệu này được trình bày trong đồ hình bên dưới.
Điều quan trọng cần lưu ý là, dù sao, những ước tính này không phải là so sánh đầy đủ giữa các quốc gia. Vì vậy nó cần tham khảo đến tab ‘nguồn’ của bảng (nơi các định nghĩa về các thang đo thu nhập được liệt kê) trước khi thực hiện so sánh như vậy.

Nghèo đối tương đối đo bất bình đẳng kinh tế
Nghèo đói về mặt kinh tế được nắm bắt bởi hai khái niệm khác biệt: nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối. Nghèo đói tuyệt đối là thang đo đặt sự tôn trọng với mức độ thu nhập bất biến theo thời gian và giữa các quốc gia với nhau. Thang đo về sự nghèo đói cùng cực trên toàn cầu mà chúng tôi thảo luận trong bài viết Nghèo đói trên Toàn cầu là ví dụ quan trọng nhất liên quan đến ý tưởng này.
Khái niệm về nghèo đói tương đối, mặt khác, là định nghĩa với sự tôn trọng cho mức thu nhập có thể thay đổi qua thời gian và giữa các quốc gia với nhau. Hầu như, nghèo đói tương đối trong một quốc gia được đo với sự tôn trọng cho mức thu nhập trung bình trong cùng quốc gia (ví dụ, thu nhập của người ở giữa phân phối thu nhập). Bởi vì nó định nghĩa về mặt tương đối, nó là thang đo về sự bất bình đẳng kinh tế.
Đồ hình bên dưới cho thấy tình trạng nghèo đói tương đối ở trẻ em. Đó là, tỷ lệ trẻ em sống trong trạng thái nghèo đói tương đối. Tổ chức OECD định nghĩa nghèo đói tương đối ở trẻ em là tỷ lệ trẻ em sống trong một hộ gia đình với thu nhập sau thuế và sau khi nhận được sự trợ giúp (post-tax-and-tranfer) ít hơn 50% mức thu nhập trung bình hàng năm đầu người của quốc gia (ví dụ một nửa thu nhập khả dụng của người ở giữa bảng phân phối).

Thu nhập của người giàu ảnh hưởng tương đối đến thu nhập của người nghèo như thế nào?
Bất bình đẳng thu nhập trong một quốc gia chịu tác động bởi sự tăng trưởng thu nhập tương đối tại các điểm khác nhau trong phân phối thu nhập. Điều này dễ thấy: bất bình đẳng sẽ thu hẹp lại nếu thu nhập của người nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn so với thu nhập của người giàu.
Nghiên cứu mức độ thu nhập tiến triển như thế nào qua toàn bộ phân phối là điều quan trọng để hiểu được lợi ích của tăng trưởng kinh tế được chia sẻ trong dân chúng như thế nào. Có phải một số người sẽ giàu hơn trong khi một số khác lại nghèo hơn? Hoặc tăng trưởng kinh tế làm tăng thu nhập của tất cả mọi người?
Đồ hình bên dưới theo dõi mức thu nhập ở Anh ở các điểm khác nhau trong phân phối thu nhập. Mỗi đường cho thấy thu nhập của 10 phần trăm người trong phân phối thu nhập (ví dụ đường số 1 cho bạn thấy thu nhập 10% người nghèo nhất tách biệt với nhóm 10% tiếp theo trong bảng phân phối thu nhập)
Bạn có thể thấy cách thức thu nhập ở Anh Quốc thay đổi qua phân phối. Nước Anh trải qua sự gia tăng lớn về bất bình đẳng trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước (1980s) – thu nhập của 10% những người có thu nhập cao nhất tăng trong khi tất cả những người khác bị bỏ lại phía sau. Tăng trưởng không đồng đều trong các năm đầu đến năm 1991 nghĩa là tăng thêm bất bình đẳng. Trong suốt từ năm 1990 đến năm 2000, tăng trưởng có mặt nhiều hơn trên các mức phân phối nghĩa là ít có sự thay đổi trong bất bình đẳng, với thu nhập tăng cho tất cả mọi người.
Bằng cách click vào ‘Thay Đổi Quốc Gia / Change Country’ bạn có thể thấy hình ảnh đồ họa của cùng dữ liệu cho 26 quốc gia khác. Những gì diễn ra ở Hoa Kỳ là đáng để bàn luận. Phần nửa cuối của phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ không tăng bất kỳ thu nhập nào trong hầu như toàn bộ giai đoạn từ năm 1979 (giai đoạn ngoại lệ ngắn là cuối những năm 1990). Điều này làm cho Hoa Kỳ là trường hợp cực đoan về mặt bất bình đẳng, và thực sự là một ngoại lệ về những gì xảy ra với thu nhập qua phân phối theo thời gian.
Bạn có thể tìm hiểu thêm dữ liệu thực nghiệm và nghiên cứu trong bài viết dành riêng của chúng tôi về thu nhập qua phân phối.
Sự bất bình đẳng về thu nhập khác với sự bất bình đẳng về tiêu dùng như thế nào?
Đồ hình bên dưới cung cấp sự so sánh giữa bất bình đẳng trong tiêu dùng và bất bình đẳng trong thu nhập cho một số quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Như chúng ta có thể thấy, bất bình đẳng về tiêu dùng trong hầu hết các quốc gia là thấp hơn so với bất bình đẳng về thu nhập. Điều này là dễ thấy, bởi vì tiêu dùng có thể trải dài qua thời gian, lấy ví dụ, bẳng cách tiết kiệm số tiền kiếm được. Về nguyên tắc, tiết kiệm và vay mượn cho phép các xã hội nông nghiệp có mức độ tiêu dùng ít biến động hơn – và ít phụ thuộc vào sự thay đổi mùa màng – hơn là thu nhập.
Tiết kiệm và vay mượn thường khó khăn nếu ở mức thu nhập thấp; vì thế chỉ số bất bình đẳng tiêu thụ và thu nhập có xu hướng gần nhau với nhóm dân số nghèo. Nhưng khi có các cơ hội để tiết kiệm và vay mượn tăng lên, sự khác biệt quan trọng xuất hiện. Đồ hình bên dưới cho thấy rằng trong các quốc gia có thu nhập trung bình sự khác biệt là thực sự đáng kể.

I.4 Sự bất bình đẳng trong các quốc gia trên toàn thế giới
Các quốc gia có thu nhập cao có xu hướng có sự bất bình đẳng thấp hơn
Các ước tính về bất bình đẳng thu nhập thường không có sự so sánh đầy đủ qua nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Nguồn dữ liệu tốt nhất về phân phối với độ bao phủ toàn cầu là PovcalNet của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank’s PovcalNet). Nhưng thậm chí là với nguồn này, độ phủ toàn cầu cũng gặp vấn đề về khả năng so sánh. Quan trọng là, dữ liệu PovcalNet dựa trên các khảo sát tiêu dùng ở một số quốc gia và dựa trên khảo sát thu nhập ở một số quốc gia khác. Như chúng ta chỉ ra ở trên, đấy là vấn đề.
Mặc dù có những hạn chế này, cũng thú vị khi xem xét bản đồ thế giới về sự bất bình đẳng kinh tế ở phía dưới. Cả Nam Mỹ Latinh và Nam Á nổi lên là vùng đất có sự bất bình đẳng cao. Đông-Nam Á và các quốc gia giàu có nhất, ngược lại có mức độ bất bình đẳng tương đối thấp.
Bạn có thể click vào các quốc gia có dữ liệu để khám phá chi tiết xu hướng của một quốc gia cụ thể.
Châu Mỹ Latinh là khu vực trên thế giới có sự bất bình đẳng thu nhập cao nhất
Đồ hình bên dưới cho thấy sự so sánh bất bình đẳng thu nhập qua các khu vực khác nhau trên thế giới. Trình bày chỉ số trung bình Gini đơn giản giữa các quốc gia – như được ước tính ở bản đồ thể giới phía trên – không tính đến trọng số dân số của các quốc gia. Nói cách khác, chuỗi trong phác thảo này cho thấy sự phát triển trung bình vùng của mức độ bất bình đẳng (hệ số Gini).
Như chúng ta có thể thấy, Châu Mỹ Latinh là khu vực có mức độ bất bình đẳng cao nhất. Và hiện trạng này kéo dài trong nhiều thập kỷ: sự bất bình đẳng khu vực này trên thế giới là bền vững. Vào cuối thế kỷ 20, Châu Mỹ La tinh, tính trên trung bình, hầu như có sự bất bình đẳng cao hơn 65% so với các quốc gia đã công nghiệp hóa (có thu nhập cao).
Một điểm quan trọng khác cần lưu ý trong bảng này là sự thay đổi giữa các khu vực trên thế giới là lớn hơn nhiều sự thay đổi qua thời gian. Hóa ra điều này cũng đúng ở tầm quốc gia: sự khác biệt trong mức độ bất bình đẳng giữa các quốc gia có xu hướng lớn hơn nhiều sự khác biệt bất bình đẳng của bất cứ quốc gia nào cho trước tại các mốc thời gian khác nhau (bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách click vào tab ‘Chart’ trong bản đồ thế giới về Gini phía trên). Để ý điều này là quan trọng trong bối cảnh có sự tranh luận về việc gia tăng bất bình đẳng ở các quốc gia có thu nhập cao. Mặc dù tính trung bình bất bình đẳng ở Châu Mỹ Latinh đang giảm – và các quốc gia thu nhập cao đang tăng – sự khác biệt về mức độ vẫn đáng kể.

Bất bình đẳng ở Hoa Kỳ tăng đáng kể trong vài thập niên gần đây
Ở Hoa Kỳ, bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên trong bốn thập niên gần đây, với thu nhập của nhóm đáy 10% tăng trưởng chậm hơn so với thu nhập của top đầu 10%. Điều này khác với những gì xảy ra ở các quốc gia OECD. Hoa Kỳ là trường hợp ngoại lệ khi đề cập đến bất bình đẳng thu nhập.
Nghiên cứu cho thấy rằng ở Hoa Kỳ, giới ‘siêu giàu’ là nhóm có sự phát triển thu nhập lớn nhất trong giai đoạn gần đây với sự tăng tiến về bất bình đẳng thu nhập. Điều này cho thấy trong bảng dưới đây. Mỗi chấm dọc theo trục hoành đại diện cho sự khác biệt tính ra phần trăm trong phân phối thu nhập, với chiều cao đánh dấu mức độ tăng trưởng thu nhập trung bình tương ứng trong giai đoạn 1980 – 2014 (sau khi điều chỉnh lạm phát). Đỏ và xanh, tương ứng, cho thấy sự thay đổi thu nhập trước và sau thuế.
Bảng này là do Piketty, Saez và Zucman lập (2016) và nó nhận được sự quan tâm đáng kể của phương tiện truyền thông.
Như chúng ta có thể thấy, những người nghèo nhất ở Hoa Kỳ không có sự tăng trưởng thu nhập thực tế nào trong giai đoạn 1980 – 2014; trong khi ở nhóm thu nhập cao nhất, giới siêu giàu tận hưởng mức tăng trưởng thu nhập hàng năm khoảng 6%. Nếu không tính đến các khoản thuế và phúc lợi, những người ở nhóm đáy thực sự có thu nhập bị co lại.
Một sự thật nổi bật khác là mối quan hệ là sự gia tăng đơn điệu: độc lập với việc bạn ở đâu trên thang phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ, nếu bạn giàu hơn bạn sẽ có tăng trưởng thu nhập cao hơn. Điều này không phải lúc nào cũng như vậy. Trong thực tế, như Piketty và các cộng sự chỉ ra, ở Hoa Kỳ, mối quan hệ này từng là sự giảm đơn điệu: độc lập với việc bạn ở đâu trên thang phân phối thu nhập, những người nghèo hơn tận hưởng tăng trưởng thu nhập lớn hơn.

Bất bình đẳng ở Châu Mỹ Latinh đã giảm xuống trong hai thập niên gần đây
Chúng ta vừa mới lưu ý rằng Châu Mỹ Latinh là khu vực có sự bất bình đẳng thu nhập cao nhất trên thế giới. Ở đây chúng ta tập trung vào sự khác biệt như thế nào giữa các quốc gia trong vùng này khi tính đến sự sụt giảm bất bình đẳng qua hai thập niên gần đây.
Đồ hình bên dưới cho thấy xu hướng gần đây về sự khác biệt hệ số Gini giữa các quốc gia Châu Mỹ Latinh. Như chúng ta có thể thấy, nhìn chung xu hướng là giảm (mặc dù mức độ vẫn rất cao).
Sự thật về bất bình đẳng đã được giảm xuống rộng rãi là đáng chú ý với sự khác biệt cơ bản giữa các quốc gia. Như Lopez-Calva và Lustig (2010) chỉ ra, bất bình đẳng đã giảm xuống ở các quốc gia có mức độ bất bình đẳng cơ sở cao (ví dụ Brazil) cũng như trong các quốc gia có mức độ bất bình đẳng cơ sở thấp (ví dụ Argentina). Nó giảm bớt trong các quốc gia đang phát triển nhanh (như Chile và Peru) và trong các quốc gia đang phát triển chậm (như Brazil và Mexico). Nó giảm ở các quốc gia bị chi phối bởi cái những nhà phân tích thường gọi là chế độ chính trị nghiêng trái (như Brazil và Chile) và trong các quốc gia bị chi phối bởi chế độ ‘không-phải-cánh-tả’ (như Mexico và Peru).
Lopez-Calva và Lustig (2010) cho thấy rằng các yếu tố chính góp phần làm sụt giảm bất bình đẳng trong các quốc gia này là (1) có sự sụt giảm trong khoảng cách thu nhập giữa người lao động có kỹ năng và kỹ năng thấp và (2) có sự gia tăng trong việc chính phủ hỗ trợ người nghèo. Ở bên dưới chúng tôi sẽ khám phá chi tiết hơn điều này và các yếu tố phổ biến khác lèo lái sự bất bình đẳng bên trong quốc gia.

I.5 Sự bất bình đẳng thu nhập toàn cầu
Chúng tôi có một bài viết riêng về sự bất bình đẳng kinh tế toàn cầu – ở đây chúng tôi muốn tóm tắt các điểm quan trọng nhất.
Sự bất bình đẳng toàn cầu đã gia tăng trong 2 thế kỷ qua và giờ đã giảm xuống
Bảng bên dưới cho thấy sự phân phối thu nhập hàng năm của công dân toàn cầu. Để có thể so sánh thu nhập giữa các quốc gia và qua thời gian, thu nhập hàng ngày được đo trong thang đo sức mua tương đương và tính theo đơn vị tiền tệ đô-la quốc tế (int-$).
Phân phối thu nhập được trình bày ở 3 mốc thời gian.
- Trong năm 1800 phần lớn dân số thế giới sống ở mức nghèo khổ, với thu nhập tương đương với các quốc gia nghèo nhất Châu Phi ngày nay. Dữ liệu của chúng tôi về nghèo đói toàn cầu cho thấy rằng trong năm 1820 có khoảng từ 85% đến 95% dân số toàn cầu có cuộc sống rất nghèo khổ.
- Vào năm 1975, nghĩa là 175 năm sau, thế giới đã thay đổi đáng kể – nó trở nên bất bình đẳng nhiều hơn. Như chúng ta có thể thấy trong bảng bên dưới, phân phối thu nhập trên toàn cầu trở thành dạng ‘bimodal – có hai cực đại’: nó có hình dạng của loài lạc đà. Thế giới chia thành các quốc gia đang phát triển còn nghèo và các quốc gia đã phát triển giàu có gấp 10 lần.
- Tiếp theo đó là 3 thập niên sau, phân phối thu nhập trên thế giới một lần nữa thay đổi mạnh mẽ. Các quốc gia nghèo hơn, đặc biệt là ở khu vực Đông-Nam Á, bắt đầu đuổi kịp. Hình dạng lạc đà hai bướu đã chuyển thành hình dạng lạc đà một bướu. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu suy giảm, và sự phân phối dịch chuyển sang bên phải. So với năm 1975, thế giới trở nên giàu có hơn và bớt bất bình đẳng đi.

Đồ hình ở trên dựa trên các ước tính đã được điều chỉnh lạm phát về thu nhập trung bình của mỗi quốc gia (GDP đầu người) và các ước tính một-điểm của bất bình đẳng thu nhập bên trong quốc gia. Trong khi điều này cho chúng ta ý tưởng thô về sự phân phối thu nhập đã thay đổi như thế nào, nó không quá chi tiết và cũng không rõ ràng.
Đồ hình bên dưới cho thấy phân phối thu nhập giữa các năm 1988 và 2011 sử dụng nguồn dữ liệu khác rõ ràng hơn. Ước tính này là từ Milanivic và Lakner (2015). Trái ngược với các con số trước đó, ước tính này dựa trên dữ liệu thu nhập hộ gia đình tại mỗi thập phân vị của phân phối thu nhập. Nhược điểm của tiếp cận này là chúng ta chỉ có thể lùi xa về quá khứ đến thời điểm mà khảo sát hộ gia đình được thực hiện.

II. Các tương quan, yếu tố quyết định & hậu quả
II. 1 Toàn cầu hóa và công nghệ
Mối liên hệ giữa toàn cầu hóa và bất bình đẳng là gì?
Trong bài viết của chúng tôi về Thương mại Quốc tế, chúng tôi đã chỉ ra rằng toàn cầu hóa có thể có mối quan hệ quan trọng với phân phối thu nhập, bởi vì nó thường tạo ra ‘người thắng và kẻ thua’.
Các giả thuyết hỗ trợ cho hiệu ứng tiêu cực của toàn cầu hóa lên bất bình đẳng thu nhập có thể dễ dàng giải thích cho sự khác biệt về mặt tiền lương giữa các cá nhân có kỹ năng cao và kỹ năng thấp: nếu toàn cầu hóa có nghĩa là một quốc gia có thể nhập khẩu các mặt hàng sản xuất cơ bản với giá rẻ hơn, trả tiền bằng việc xuất khẩu các dịch vụ công nghệ cao có giá trị hơn, thế thì mức lương cho người lao động có kỹ năng cao có khả năng cao hơn tương đối so với lương người không có kỹ năng trong quốc gia đó. Theo cách lý luận này, người ta có thể tranh luận rằng toàn cầu hóa làm tăng bất bình đẳng trong các quốc gia giàu có bởi vì ‘người thua cuộc’ có khả năng cao hơn là những người có thu nhập thấp ngay từ lúc ban đầu.
Bẳng chứng thực nghiệm hiện có về mối quan hệ nhân quả giữa toàn cầu hóa và bất bình đẳng hiện không rõ ràng, nhưng gợi ý rằng chúng ta có thể muốn đưa ra giả thuyết này một cách nghiêm túc. Ví dụ, Autor, Dorn và Hanson (2013) nghiên cứu hậu quả của việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ trong giai đoạn 1990 – 2007. Đồ hình bên dưới cho thấy phác họa phân tán của các vùng tăng nhập khẩu, chống lại sự thay đổi trong việc làm. Mỗi chấm trên đồ hình đại diện cho một khu vực khác nhau ở Hoa Kỳ (‘các vùng đi lại’, CZs); trục tung cho thấy phần trăm thay đổi trong việc tạo ra việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động; và trục hoành cho thấy điều các tác giả dự đoán cho mỗi người lao động khi tiếp xúc với các vùng khác nhau tăng nhập khẩu (còn tùy thuộc vào thành phần công nghiệp). Như chúng ta có thể thấy, có một mối tương quan tiêu cực ở đây. Trong thực tế, các tác giả đã đi xa hơn và gợi ý rằng tăng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc trong giai đoạn 1990 – 2007 gây ra tình trạng thất nghiệp cao hơn, sự tham gia của lực lượng lao động thấp hơn, và giảm lương trong thị trường lao động địa phương, nơi các nhà máy công nghiệp phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu (xem tài liệu để biết chi tiết về chiến lược thực nghiệm được sử dụng để phát hiện quan hệ nhân quả).

Mối liên kết giữa thay đổi công nghệ và bất bình đẳng?
Các nhà kinh tế thường lập luận rằng sự thay đổi trong các công nghệ sản xuất làm tăng bất bình đẳng. Trực giác đằng sau tuyên bố này là sự thay đổi công nghệ ủng hộ cho người lao động có nhiều kỹ năng hơn, thay thế các tác vụ trước đây được thực hiện bởi những người không có chuyên môn. Atkinson (2015) đưa ra một thảo luận đơn giản của lý thuyết kinh tế hỗ trợ cho các giả thuyết này.
Quan điểm cho rằng công nghệ sản xuất làm tăng bất bình đẳng được hỗ trợ bởi bằng chứng từ các thập niên trong quá khứ, khi các quốc gia có thu nhập cao chứng kiến hai thay đổi lớn trong công nghệ – bao gồm việc lan nhanh máy tính ở nơi làm việc – và sự gia tăng trong bất bình đẳng về tiền lương.
Đồ hình bên dưới của Acemoglu (2002) cho thấy sự tiến hóa tương đối các kỹ năng đại học cung cấp, cũng như lợi nhuận của những kỹ năng đó (the college wage premium).
Biểu đồ này cho thấy rằng ở Hoa Kỳ có sự gia tăng lớn trong việc cung ứng người lao động được đào tạo nhiều hơn trong suốt nửa sau của thế kỷ 20. Kể từ khi lợi ích của tăng lên với người lao động có giáo dục trong khi nguồn cung ứng lao động chất lượng cao cũng tăng, chúng ta có thể diễn giải điều này như là bằng chứng hỗ trợ các giả thuyết rằng thay đổi công nghệ có xu hướng ủng hộ người lao động có tay nghề cao.
Nhận xét trên ngụ ý một mối tương quan tích cực giữa sự thay đổi kỹ năng thiên về công nghệ và bất bình đẳng tiền lương. Như mọi khi, mối tương quan không ngụ ý nhân quả – chúng tôi không biết có phải kỹ năng thiên về công nghệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra bất bình đẳng nhiều hơn. Dầu vậy, sự thật này về mối tương quan được quan sát trong nhiều quốc gia khác gợi ý rằng công nghệ có khả năng là một phần – mặc dầu chỉ là một phần – của việc giải thích sự tăng lên của bất bình đẳng ở các quốc gia có thu nhập cao.

II.2 Chuẩn mực xã hội và khả năng thương lượng
Có phải sự khác biệt trong năng suất nói chung đủ để giải thích sự khác biệt về thu nhập?
Trong sách giáo khoa về việc làm trong thị trường hiệu quả, tiền lương được xác định duy nhất bằng năng suất – vì thế bất bình đẳng thu nhập là do sự khác biệt về năng suất gây ra.
Các nhà kinh tế học thường đồng ý rằng lực lượng cung và cầu được nói trong sách giáo khoa là quan trọng trong thế giới thực. Thực tế, trong phần trước, chúng ta lập luận rằng giao thương và công nghệ có thể làm tăng bất bình đẳng thu nhập chính xác là bằng cách làm cho kỹ năng của một số cá nhân ít giá trị tương đối so với cá nhân khác.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng có xu hướng đồng ý rằng, trong khi có tương quan, sự khác biệt trong năng suất là không đủ để giải thích sự khác biệt trong thu nhập. Ví dụ, tục lệ xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng. Nói theo ngôn từ của Atkinson (2015) thì “khả năng cung và cầu xác định một khoảng chi trả có thể, và tục lệ xã hội xác định vị trí trong khoảng đó – mức độ phân tán tiền lương phụ thuộc vào cả hai yếu tố.”
Hàm ý rằng các lực lượng thị trường chỉ cung cấp giới hạn trên các kết quả, và có các khái niệm về sự công bằng có ảnh hưởng đến bất bình đẳng.
Như bảng bên dưới cho thấy, bất bình đẳng không phải được tất cả mọi người xem như là điều vốn đã không đáng mong muốn. Các ước tính từ World Values Survey, khi mọi người được yêu cầu xác định mức độ ưa thích của họ với sự bất bình đẳng trong khoảng từ 1 đến 10 (với 1 ngụ ý bằng lòng với tuyên bố “Thu nhập cần phải bình đẳng hơn”, và 10 ngụ ý bằng lòng với tuyên bố “Chúng ta cần sự khác biệt lớn về thu nhập để làm động lực cho các nỗ lực cá nhân”). Các ước tính được tính toán trên quy mô toàn cầu, cũng như trên quy mô vùng miền.
Trong bảng đầu bên dưới đại diện cho tần số các câu trả lời tại mỗi điểm trong thang đo từ 1 – 10 được giải thích ở trên. Tính trên trung bình toàn cầu, chúng ta thấy sự phân cực (polarization) đáng kể: hầu hết mọi người chọn một trong các thái cực (hoặc là có sự ưa thích cao với thu nhập công bẳng, hoặc là phản đối mạnh mẽ việc giảm bất bình đẳng).
Lưu ý là sự phân cực này thậm chí còn rõ ràng hơn trong các vùng cụ thể. Trong khi xu hướng qua các khu vực Châu Âu, Châu Á, và Châu Phi Hạ Sahara có xu hướng gần giống với mẫu trả lời trung bình toàn cầu; các kết quả là phân cực nhiều hơn ở Châu Mỹ Latinh & Caribbean, và Trung Đông và Bắc Phi. Châu Mỹ Latinh có xu hướng ủng hộ nhiều hơn cho thu nhập bình đẳng hơn, trong khi điều đối lập mới đúng ở khu vực Trung Á.
Trong bảng thứ hai, chúng ta thấy các câu trả lời tương quan với thu nhập như thế nào. Để cụ thể, chúng ta thấy các câu trả lời được chia theo thập vị phân thu nhập (với 1 trên trục hoành là thập vị phân thu nhập thấp nhất và 10 là cao nhất). Qua tất cả các khu vực, chúng ta thấy rằng những cá nhân giàu có hơn có xu hướng ít nghiêng về việc ủng hộ giảm bớt bất bình đẳng (ví dụ họ xem nó như là một khuyến khích quan trọng); trong khi đó những ai có thu nhập thấp hơn ủng hộ cho bình đẳng nhiều hơn.
Sự khác biệt vùng, dù vậy, vẫn đáng kể. Đặc biệt là trong sự so sánh với trung bình toàn cầu, mối tương quan ở Châu Âu, Trung Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi Hạ Sahara là ít rõ ràng hơn; Trong khi đó Đông Á, và đáng chú ý nhất là Nam Á, mối tương quan mạnh hơn.

Có mối liên kết nào giữa khả năng thương lượng và bất bình đẳng không?
Chúng tôi đã chỉ ra sự khác biệt trong năng suất nói chung là không đủ để giải thích sự khác biệt trong thu nhập. Điều này phản ánh một phần sự thật là mức lương của người lao động thường là kết quả thương lượng giữa công đoàn và doanh nghiệp.
Card và cộng sự (2004) sử dụng dữ liệu từ Hoa Kỳ để so sánh lương trung bình của công nhân ở những nơi có công đoàn và không có công đoàn với các kỹ năng tương tự. Bản phác họa phân tán bên dưới cho thấy các kết quả của họ. Các ước tính đại diện cho 1993 mẫu dữ liệu số tiền kiến được mỗi giờ của nam giới. Mỗi chấm đại diễn cho một nhóm khác nhau về trình độ giáo dục (‘mức độ kỹ năng’), và các đơn vị trên cả hai trục nghĩa là log tiền lương theo đô-la 2001.
Theo cách xây dựng, nếu các lao động trong công đoàn và ngoài công đoàn trong một nhóm có cùng kỹ năng mà có mức lương tương tự nhau, các điểm trên đồ thị sẽ nằm trên đường 45 độ.
Như chúng ta có thể thấy, có một ‘khoảng cách lương công đoàn’, phản ánh sự thật là hầu hết các nhóm đều nằm trến đường 45 độ. Hơn thế, khoảng cách lương công đoàn xuất hiện lớn hơn ở người lao động có thu nhập thấp: các điểm xuất hiện nhiều hơn trên đường 45 độ cho những nhóm người lương thấp (ở bên trái). Điều này thích hợp với các giả thuyết rằng công đoàn có xu hướng ‘là phẳng’ sự khác biệt về lương qua các nhóm kỹ năng.
Như thường lệ, chúng ta cần cẩn thận trong việc giải nghĩa các kết quả này. Như Card và cộng sự (2004) chỉ ra, “có thể có các khác biệt kỹ năng không quan sát được giữa người lao động ở trong và ngoài công đoàn trong các nhóm khác nhau về trình độ giáo dục có khuynh hướng phóng đại mối tương quan tiêu cực giữa lương của khu vực không thuộc công đoàn và khoảng cách lương công đoàn.”

II.3 Tái phân phối thông qua chính sách thuế-và-phúc-lợi
Thuế và các chi tiêu công làm giảm bất bình đẳng
Một cách để đo mức độ mà thuế và chi tiêu công góp phần vào việc tái phân phối nguồn lực giữa các cá nhân trong một nước là xem xét phân phối thu nhập thay đổi như thế nào trước và sau thuế cũng như phúc lợi. Hai đồ hình dưới đây cho thấy điều đó, bằng cách so sánh mức độ bất bình đẳng (hệ số Gini), trước và sau thuế và phúc lợi.
Bảng đầu cung cấp cái nhìn tổng quan tĩnh qua tất cả các quốc gia OECD sử dụng các ước tính gần nhất có thể (2012 – 2014 còn tùy thuộc vào từng quốc gia). Bảng tương tác ở phía dưới phác họa chuỗi thời gian cho từng quốc gia cụ thể, sử dụng cùng các định nghĩa và nguồn dữ liệu.
Trong cả hai bảng, thu nhập trước tái phân phối là đề cập đến khoản tiền thị trường kiếm được trước thuế và phúc lợi (tiền lương người khác trả, lương tự trả cho bản thân, thu nhập đến từ vốn và bất động sản). Mặt khác, thu nhập sau tái phân phối, đại diện cho thu nhập khả dụng sau thuế và phúc lợi (thu nhập thị trường, cộng với bảo hiểm xã hội, phúc lợi, trừ đi thuế thu nhập). Trong năm 2008, OECD có báo cáo có tựa đề là Phát triển bất bình đẳng? (Growing unequal), bạn có thể tìm thấy nhiều chi tiết hơn đề cập đến cách thu nhập được đo.
Như chúng ta có thể thấy, thuế và phúc lợi làm giảm bất bình đẳng đáng kể: trong tất cả các quốc gia đều có sự giảm bất bình đẳng sau khi tái phân phối thông qua các khoản thuế và phúc lợi. Điều thú vị là, dầu sao, mức độ giảm bất bình đẳng đạt được thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, và vẫn có sự không đồng nhất đáng kể giữa các quốc gia về bất bình đẳng sau khi tái phân phối.
Lấy ví dụ, ở Bắc Âu, hệ số Gini của quốc gia sau thuế và phúc lợi đều dưới 0,28. Ở Hoa Kỳ và Châu Mỹ Latinh, hệ số Gini sau tái phân phối vẫn ở trên mốc 0,39. Như một điểm chuẩn, 0,39 là hệ số Gini ở Iceland trước khi tái phân phối.

Dữ liệu hiển thị trong bảng trên cũng cho thấy trong đồ hình tương tác bên dưới. Trục hoành và trục tung cho thấy, tương ứng hế số Gini trước và sau tái phân phối. Dọc theo đường chéo 45 độ, thu nhập không thay đổi sau khi tái phân phối. Vì vậy, các quốc gia bên dưới xa đường chéo là những nơi mà thuế và phúc lợi có ảnh hưởng lớn nhất lên thu nhập.
Như chúng ta có thể thấy, ở các quốc gia Châu Âu (được hiển thị bằng màu vàng) có xu hướng nhận được nhiều tái phân phối hơn so với các quốc gia OECD. Và điều này vẫn đúng qua các mức độ khác nhau của điểm bắt đầu bất bình đẳng trong thu nhập thị trường.

Các quốc gia đạt được mức độ giảm bất bình đẳng lớn nhất thông qua tái phân phối có xu hướng là các nước có bất bình đẳng sau thuế thấp nhất.
Chúng tôi lưu ý ở trên là thuế và phúc lợi làm giảm bất bình đẳng ở tất cả các quốc gia OECD. Ở đây chúng tôi tập trung vào tỷ lệ quan trọng của những lần giảm như vậy.
Đồ hình bên dưới cho thấy tỷ lệ giảm của hệ số Gini mà các quốc gia OECD đạt được thông qua tái phân phối. Ở đây, định nghĩa thu nhập trước và sau thuế và phúc lợi là giống với định nghĩa ở hai đồ thị bên trên.
Các ước tính này cho thấy, qua 24 quốc gia, thuế và phúc lợi làm giảm bất bình đẳng thu nhập vào khoảng một phần ba tính trên trung bình (tương đương với khoảng 0,15 điểm Gini). Tuy nhiên sự khác biệt giữa các quốc gia là đáng kể, với mức giảm khoảng 45% ở Đan Mạch và Thụy Điển, cho tới 8% ở Nam Hàn (Hàn Quốc). Hoa Kỳ – là nước có mức độ bất bình đẳng cơ bản cao – đạt được hệ số giảm là 17%, chỉ số đó bằng gần một nửa mức trung bình của các nước OECD.
Nói chung, các nước đạt được mức giảm bất bình đẳng lớn nhất thông qua thuế và phúc lợi có xu hướng là những nước có bất bình đẳng sau thuế thấp nhất.
Trong khi thông tin này là hữu ích cho mục đích so sánh giữa các quốc gia, những kết quả này cần được diễn giải cẩn thận, vì phân phối thu nhập trước thuế là kết quả của các lựa chọn bởi các cá nhân đã xem xét đến việc mình phải chịu thuế và nhận được phúc lợi. Nói một cách đơn giản, việc phân phối thu nhập trước thuế có thể sẽ khác với phân phối thu nhập thực tế nếu không có thuế hay phúc lợi. Điều này có thể được giải thích rõ ràng trong bối cảnh của người nhận lương hưu: các cá nhân nhận lương hưu của tiểu bang xuất hiện trong dữ liệu ở ngưỡng nghèo trước khi nhận tiền lương; nhưng nhiều người trong số họ tất nhiên có tiền lương hưu riêng của cá nhân nếu họ sống ở đất nước không có phúc lợi tiểu bang.
Một điểm khác cần ghi nhớ khi nghiên cứu những ước tính này là bất bình đẳng không chỉ giảm xuống bởi tái phân phối giữa các cá nhân tại một mốc thời gian cho trước mà còn đạt được tái phân phối trên bình diện cuộc đời. Thực tế, lương hưu có khả năng giảm khoảng cách bất bình đẳng trong quốc gia bằng cách cho phép tái phân phối thu nhập giữa các thế hệ. Các ước tính trong bảng bên dưới phản ánh điều đó.

II.4 Tăng trưởng kinh tế
Mối liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và sự bất bình đẳng
Qua nhiều thập kỷ gần đây, phần lớn nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cố gắng xác định được liệu bất bình đẳng là tốt hoặc xấu cho sự phát triển kinh tế.
Từ quan điểm lý thuyết, có các lập luận cho cả hai hướng. Có thể bất bình đẳng dẫn đến phát triển kinh tế kém hơn thông qua bất ổn chính trị và bất ổn xã hội. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến kinh tế phát triển hơn thông qua ưu đãi cao hơn cho những người đầu tư sản xuất.
Dữ liệu của OECD cho thấy có mối tương quan tiêu cực giữa bất bình đẳng và sự phát triển kinh tế ở các vùng địa lý khác nhau trong quốc gia, ở Châu Âu, cũng như ở các quốc gia OECD thuộc Châu Mỹ. Đồ hình bên dưới cho thấy, điều đó đúng như thế nào ở Châu Âu.
Bảng bên dưới là một phác họa phân tán (scatter plot), mỗi chấm đại diện cho một vùng khác nhau trong quốc gia. Lấy ví dụ, Pháp được chia ra ở đây thành 22 vùng khác nhau. Với mỗi vùng, trục tung là thang đo tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP tính theo đầu người trong giai đoạn 2008 – 2012, và trục hoành là thang đo bất bình đẳng trong năm 2007 (hệ số Gini). Như chúng ta có thể thấy, có mối tương quan tiêu cực rõ ràng: các vùng có bất bình đẳng cao hơn trong năm 2007 có mức độ tăng trưởng trung bình thấp hơn các năm sau đó.
Mối tương quan ở trên không ngụ ý nhân quả. Thực tế, văn bản thực nghiệm lưu giữ hiệu ứng nhân quả của bất bình đẳng lên sự phát triển kinh tế phần lớn đều không có kết luận.

III. Các định nghĩa quan trọng
Hệ số Gini
Hệ số Gini hoặc chỉ số Gini, là thang đo về sự phân phối thu nhập của dân chúng. Nó được phát triển bởi nhà thống kê người Ý Corrado Gini (1884-1965) và được đặt theo tên của ông.
Con số bên dưới minh họa định nghĩa của chỉ số Gini: trong một nhóm dân số mà thu nhập được phân phối bình đẳng hoàn hảo, sự phân phối thu nhập được đại diện bởi ‘đường bình đẳng’ – 10% dân số sẽ kiếm được 10% tổng thu nhập, 20% dân số sẽ kiếm được 20% tổng thu nhập và cứ tiếp tục như vậy. Đường cong Lorenz cho thấy sự phân bố thu nhập trong nhóm dân khi thu nhập không được phân phối bình đẳng – trong ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy rằng phía đáy 60% dân chúng chỉ kiếm được 30% tổng thu nhập. Hệ số Gini ghi lại độ lệch của đường cong Lorenz từ ‘đường bình đẳng’ bởi sự so sánh diện tích giữa các khu vực A và B:
Gini = A / (A+B)
Điều này có nghĩa là hệ số Gini bằng KHÔNG (Zero / 0) đại diện cho sự phân bố khi đường cong Lorenz trùng với ‘Đường Bình Đẳng’ và thu nhập được phân bố bằng nhau hoàn hảo. Giá trị là Một (1) nghĩa là sự bất bình đẳng tối đa (một người có toàn bộ thu nhập và toàn bộ những người còn lại chẳng có một xu nào).

Pen’s Parade / Đường diễu hành Pen
Một cách thú vị khác để nghiên cứu phân phối là Pen’s Parade (Đường diễu hành Pen), được đặt theo tên của nhà kinh tế học Hà Lan Jan Pen (1921-2010).
Hình họa trực quan bên dưới cho thấy một ví dụ về Pen’s Parade. Nó là sự phân phối thu nhập toàn cầu trong năm 2003 và trong năm 2013 được ước tính bởi Hellebrandt và Mauro.
Ẩn dụ về diễu hành rất có ích. Ý tưởng là bạn sắp xếp mọi người trong dân chúng theo mức độ thu nhập của họ. Người đầu tiên trong đường cong diễu hành Pen là những người có thu nhập thấp nhất, và người có thu nhập cao hơn xuất hiện liên tục ở các điểm phía trên của đường cong. Ở vị trí chính giữa khi đạt đến 50% dân số là vị trí trung vị của thu nhập. Trong phân phối thông thường, phải ở khá xa nửa sau của đường diễu hành chúng ta mới thấy người có thu nhập trung bình xuất hiện. Ở các vị trí gần cuối cùng của đường diễu hành, chúng ta thấy các cá nhân có thu nhập cao nhất.

(Dịch từ bài viết Income Inequality – Tác giả Max Roser và Esteban Ortiz-Ospina – Website: Our World in Data)