Có thứ đáng giá trong cuộc sống hơn là hạnh phúc

có thứ đáng giá trong cuộc sống hơn hạnh phúc

“Việc chăm chăm theo đuổi hạnh phúc là thứ cản trở hạnh phúc”

Tháng chín năm 1942, Viktor Frankl, bác sĩ tâm thần và thần kinh nổi tiếng ở thủ đô Viên, nước Áo bị bắt và chuyển đến trại tập trung của Đức Quốc Xã (Nazi concentration camp) cùng với vợ và cha mẹ. Ba năm sau, khi trại tập trung của ông được giải phóng, hầu hết những người trong gia đình, bao gồm cả người vợ đang mang thai của Viktor đều bị giết hại – nhưng ông, tù nhân số 119104 đã sống sót. Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình năm 1946, Man’s Search for Meaning (sách đã được dịch sang tiếng Việt, dưới tiêu đề Đi tìm lẽ sống), được ông viết trong vòng chín ngày về trải nghiệm của bản thân trong trại tập trung, Frankl đã kết luận rằng sự khác biệt giữa những người sống sót và những người bị chết chỉ vì một thứ: Ý nghĩa, một cái nhìn sâu sắc ông đã có từ sớm trong cuộc đời. Khi ông là học sinh cấp ba, một trong những giáo viên khoa học tuyên bố với cả lớp thế này, “Cuộc sống không là gì khác ngoài quá trình đốt cháy, một quá trình oxy hóa.” Frankl nhảy lên khỏi ghế và đáp lại, “Thưa thầy, nếu thế, thì điều gì là ý nghĩa của cuộc sống ạ?”

Như những gì ông quan sát thấy ở trại tập trung, những ai tìm thấy được ý nghĩa, thậm chí trong hoàn cảnh khủng khiếp nhất vẫn kiên cường chịu đựng hơn nhiều so với những ai không có được ý nghĩa cuộc sống. “Mọi thứ đều có thể bị lấy mất khỏi con người,” Frankl viết trong cuốn Đi tìm lẽ sống, “cái cuối cùng của tự do con người – đấy là lựa chọn thái độ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự lựa chọn của riêng bản thân mỗi người.”

Frankl làm việc với vai trò bác sĩ trị liệu trong trại tập trung, và trong cuốn sách của mình, ông đưa ra ví dụ về hai vụ tự sát của tù nhân mà ông bắt gặp ở đây. Giống như rất nhiều người khác trong trại tập trung, hai người đàn ông này đã mất hết hy vọng và nghĩ rằng không còn điều gì khác để mong chờ từ cuộc sống, không có lý do để bản thân họ cố sống. “Trong cả hai trường hợp,” Frankl viết, “có một câu hỏi làm họ nhận ra rằng cuộc sống vẫn có điều gì đó mong chờ từ họ; có điều gì đó trong tương lai đang mong đợi họ.” Với người đàn ông này, đó là đứa con bé nhỏ của anh ấy, đang sống ở nước ngoài. Với người đàn ông kia, một nhà khoa học, đó là các cuốn sách anh ta cần phải hoàn thành. Frankl viết:

Tính độc đáo và duy nhất này phân biệt từng cá nhân và đem đến ý nghĩa cho sự tồn tại của anh ta, nó có ảnh hưởng đến công việc sáng tạo cũng nhiều như tình yêu của con người. Khi nhận ra sự thay thế một người là không thể, nó cho phép trách nhiệm, điều mà người đàn ông cần có cho sự tồn tại của bản thân. Một người trở nên có ý thức về trách nhiệm mà anh cần phải chịu đựng – để hướng đến – một ai đó trìu mến đang đợi mình, hoặc tới công việc chưa hoàn thành, sẽ không bao giờ vứt bỏ cuộc sống của bản thân. Anh ấy biết “lý do” cho sự tồn tại của mình, và sẽ chịu đựng được “bất cứ” hoàn cảnh nào.

Viktor Frankl
Viktor Frankl [Herwig Prammer/Reuters]

Trong năm 1991, Thư viện Quốc hội và Câu lạc bộ Sách của Tháng đã liệt kê cuốn Đi tìm lẽ sống là một trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ. Nó cũng được bán nhiều triệu bản trên toàn thế giới. Giờ đây, hơn hai mươi năm sau, giá trị cốt lõi của cuốn sách – nhấn mạnh vào ý nghĩa, giá trị của khổ đau, và trách nhiệm về một điều gì đó lớn hơn bản thân mình – dường như là trái ngược với nền văn hóa của chúng ta, vốn đang say sưa trong việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân hơn là đi tìm ý nghĩa. “Đối với Châu Âu,” Frankl viết, “nó là đặc tính của văn hóa Mỹ, hết lần này đến lần khác, người ta được yêu cầu và ra lệnh để ‘trở nên hạnh phúc.’ Nhưng hạnh phúc không thể theo đuổi; nó phải xảy ra. Người ta phải có lý do để ‘trở nên hạnh phúc.'”

Theo Gallup, mức độ hạnh phúc của người Mỹ đang ở mức cao nhất trong bốn năm qua – dường như là tương ứng với số lượng sách bán chạy nhất có từ “hạnh phúc” trong tiêu đề. Trong bài viết đó, Gallup cũng báo cáo rằng có gần 60 phần trăm người Mỹ ngày nay cảm thấy hạnh phúc, họ không có nhiều stress hoặc lo lắng. Nhưng ở chiều hướng khác, theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, 4 trong 10 người Mỹ chưa khám phá ra được mục đích cuộc sống làm thỏa mãn bản thân. Bốn mươi phần trăm cũng không nghĩ rằng cuộc sống của họ có cảm giác mục đích rõ ràng hoặc tương đối rằng cuộc sống của họ có mục đích. Gần 25 phần trăm người Mỹ cảm thấy mức độ trung tính hoặc không mạnh mẽ về điều gì làm nên ý nghĩa cuộc sống của họ. Nghiên cứu cho thấy cuộc sống có mục đích và ý nghĩa làm tăng mức độ tổng thể của trạng thái thân tâm an lạc (well-being) và sự hài lòng trong cuộc sống, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng phục hồi, tăng cường lòng tự trọng, và giảm nguy cơ trầm cảm. Tệ nhất là (on top of that), việc chỉ theo đuổi hạnh phúc đơn thuần, trớ trêu thay lại làm con người ít hạnh phúc, theo nghiên cứu mới đây. “Nếu chỉ chăm chăm tìm kiếm hạnh phúc,” Frankl biết rõ, “điều ấy làm ngăn cản hạnh phúc.”

Đấy là lý do vì sao một số nhà nghiên cứu cảnh báo chống lại việc chỉ đeo đuổi hạnh phúc đơn thuần. Trong một nghiên cứu mới, sẽ được công bố trong năm nay trong ấn bản sắp tới của Tạp chí Tâm lý học Tích cực, các nhà tâm lý học đã hỏi gần 400 người Mỹ tuổi từ 18 đến 78: Liệu rằng họ nghĩ cuộc sống của họ có ý nghĩa và/hoặc hạnh phúc. Kiểm tra thái độ tự báo cáo của họ hướng đến ý nghĩa, hạnh phúc, và nhiều biến số khác – như mức độ stress, mô hình chi tiêu, và con cái – trong giai đoạn nhiều tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ý nghĩa cuộc sống và cuộc sống hạnh phúc chồng chéo nhau theo một số cách nhất định, nhưng cuối cùng lại rất khác nhau. Nếu cuộc sống hạnh phúc chiếm ưu thế, các nhà tâm lý học phát hiện, điều đó có liên kết với việc trở thành “người nhận” trong khi nếu ý nghĩa cuộc sống chiếm ưu thế thì tương ứng với trở thành “người cho.”

“Hạnh phúc mà không có ý nghĩa có đặc trưng bởi cuộc sống khá nông cạn, chỉ biết đến mình hoặc thậm chí là ích kỷ, trong đó mọi thứ diễn tiến tốt đẹp, các nhu cầu và ham muốn dễ dàng thỏa mãn và tránh được khó khăn và vướng mắc,” các tác giả viết.

Vậy cuộc sống hạnh phúc và cuộc sống có ý nghĩa khác nhau như thế nào? Họ phát hiện ra rằng hạnh phúc là về cảm giác tốt. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hạnh phúc có xu hướng nghĩ cuộc sống là dễ dàng, họ có sức khỏe thể chất tốt, và họ có khả năng mua những thứ họ cần và họ muốn. Trong khi việc không có đủ tiền làm giảm mức độ hạnh phúc thì ý nghĩa bạn cho là cuộc sống của bạn xứng đáng, nó có ảnh hướng lớn hơn nhiều lên hạnh phúc. Cuộc sống hạnh phúc cũng được định nghĩa là sự thiếu vắng căng thẳng hoặc lo lắng.

Điều quan trọng nhất từ quan điểm xã hội, việc theo đuổi hạnh phúc liên kết với hành vi ích kỷ – việc trở thành, như đã được đề cập, “người nhận” hơn là ”người cho.” Các nhà tâm lý học đưa ra giải thích tiến hóa cho điều này: hạnh phúc là hướng về việc giảm bớt. Nếu bạn có nhu cầu hoặc ham muốn – chẳng hạn như bị đói – bạn cần thỏa mãn nó, và điều ấy làm bạn hạnh phúc. Con người trở nên hạnh phúc, nói cách khác, khi họ có được thứ mà họ muốn. Con người, vì vậy không phải là sinh vật duy nhất có thể có cảm giác hạnh phúc. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, động vật cũng có nhu cầu và động lực, do vậy khi được thỏa mãn nó cũng cảm thấy hạnh phúc.

“Người hạnh phúc có được nhiều niềm vui từ việc nhận được lợi ích từ người khác trong khi người dẫn dắt bởi cuộc sống có ý nghĩa nhận được nhiều niềm vui từ việc trao tặng cho người khác,” Kathleen Vohs, một trong các tác giả nghiên cứu giải thích trong lần trình bày gần đây ở Đại học Pennsylavania. Nói cách khác, ý nghĩa vượt qua cái tôi trong khi hạnh phúc tất cả là về việc cho cái tôi những gì nó muốn. Con người có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của họ có nhiều khả năng giúp đỡ người khác khi họ cần hơn. “Có thể nói, hạnh phúc thuần túy liên kết với việc từ chối giúp đỡ khi người khác cần,” các nhà nghiên cứu Jennifer Aaker và Emily Garbinsky thuộc Đại học Stanford viết.

Điều làm con người tách rời khỏi thế giới động vật không phải là việc theo đuổi hạnh phúc, cái xuất hiện phổ biến trong toàn bộ thế giới tự nhiên, nhưng chính việc theo đuổi ý nghĩa, mới là cái làm nên sự độc đáo của con người, theo như trưởng nhóm nghiên cứu Roy Baumeister, ông cùng với John Tierney vừa cho ra cuốn sách gần đây Ý chí: Khám phá lại sức mạnh lớn nhất của con người. Baumeister là nhà tâm lý học xã hội ở Đại học bang Florida, là nhà nghiên cứu khoa học được ISI đánh giá cao trong năm 2003.

Những người tham gia nghiên cứu báo cáo rằng nguồn gốc của ý nghĩa là từ việc cho đi một phần bản thân để hướng đến người khác và thực hiện sự hy sinh nhân danh toàn bộ nhóm. Theo ngôn ngữ của Martin E. P. Seligman, một trong các nhà tâm lý học hàng đầu còn sống, thì trong cuộc sống có ý nghĩa đủ đầy “bạn dùng sức mạnh lớn nhất và tài năng cao nhất để thuộc về và phục vụ cho điều gì đó bạn tin rằng lớn hơn bản thân mình.” Lấy ví dụ, cuộc sống của ai đó có ý nghĩa nhiều hơn khi họ có các hành động như mua quà cho người khác, chăm sóc trẻ nhỏ. Những người có cách sống mang ý nghĩa cao thường tích cực tìm kiếm ý nghĩa thậm chí khi họ biết rằng nó sẽ phải trả giá bằng hạnh phúc cá nhân. Bởi vì họ đã đầu tư vào cái gì đó lớn hơn bản thân mình, họ cũng có lo lắng nhiều hơn và có mức độ căng thẳng và lo âu trong cuộc sống nhiều hơn người hạnh phúc. Ví dụ, có con là liên quan đến cuộc sống có ý nghĩa và yêu cầu sự hy sinh bản thân (self-sacrifice), nhưng nó nổi tiếng với việc liên quan đến hạnh phúc thấp của ba mẹ, bao gồm cả những người trong nghiên cứu này. Trong thực tế, theo nhà tâm lý Daniel Gilbert thuộc Đại học Harvard, nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ hạnh phúc của bố mẹ khi tương tác với con cái của họ không cao bằng so với việc tập thể dục, ăn uống và xem tivi.

“Một phần cái làm chúng ta như một con người là chăm sóc người khác và đóng góp cho người khác. Điều đó làm cuộc sống có ý nghĩa nhưng nó không nhất thiết làm chúng ta hạnh phúc,” Baumeister nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.

Ý nghĩa không chỉ là về việc vượt qua cái tôi, nó cũng là việc vượt qua khoảng khắc hiện tại – cái có lẽ là điều quan trọng nhất được phát hiện trong nghiên cứu, theo các nhà khoa học. Trong khi hạnh phúc là cảm xúc cảm thấy ở ngay tại đây và bây giờ, nó cuối cùng sẽ mờ nhạt dần đi, giống như tất cả các cảm xúc khác, ảnh hưởng tích cực và cảm giác hoan lạc là thoáng qua. Mọi người cảm thấy tốt hoặc tệ tương quan với hạnh phúc nhưng không phải với ý nghĩa.

Ý nghĩa, mặt khác là sự bền bỉ. Nó chắp nối từ quá khứ tới hiện tại và cả tương lai. “Nghĩ đến việc vượt qua khoảng khắc hiện tại, đi vào quá khứ hoặc tương lai, là dấu hiệu tương đối có ý nghĩa đủ đầy nhưng cuộc sống không hạnh phúc,” các nhà nghiên cứu viết. “Hạnh phúc thường không được tìm thấy khi xem xét quá khứ hoặc tương lai.” Điều đó nghĩa là, con người nghĩ nhiều hơn về hiện tại sẽ hạnh phúc hơn, nhưng con người bỏ nhiều thời gian để nghĩ về tương lai hoặc quá khứ đấu tranh và đau khổ cảm thấy có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của họ, mặc dù họ cảm thấy ít hạnh phúc hơn.

Có các sự kiện tiêu cực xảy đến với bạn, nghiên cứu cho thấy, sẽ làm giảm hạnh phúc của bạn nhưng gia tăng ý nghĩa mà bạn có trong cuộc sống. Một nghiên cứu khác từ năm 2011 xác nhận điều này, nó phát hiện ra là những người có ý nghĩa trong cuộc sống của họ, dưới dạng một mục đích được xác định rõ ràng, đánh giá sự hài lòng trong cuộc sống cao hơn thậm chí cả khi họ cảm thấy tệ hơn những ai không có mục đích rõ ràng trong cuộc sống. “Nếu ý nghĩa trong cuộc sống là điều có thực,” Frankl viết, “thì nó phải là ý nghĩa trong đau khổ.”

Điều đó đưa chúng ta quay trở lại cuộc sống của Frankl, và đặc biệt một kinh nghiệm có tính quyết định trước khi ông bị đưa vào trại tập trung. Đó là một biến cố nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa việc theo đuổi ý nghĩa và theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống.

Trong thời thơ ấu, trước khi ông và gia đình mình bị bắt vào trại tập trung, thời điểm Frankl đã phấn đấu trở thành nhà tâm thần học hàng đầu ở Viên và thế giới. Lúc ông là chàng trai 16 tuổi, một ngày ông gửi cho Sigmund Freud hai trang giấy. Freud đã ấn tượng với tài năng của Frankl, và gửi bức thư đó cho Tạp chí Quốc tế về Phân tâm học. “Tôi hy vọng bạn không phản đối,” Freud viết cho chàng trai.

Trong khi ông đang học tại trường y, Frankl còn làm mình nổi tiếng hơn nữa. Không chỉ là việc ông thành lập trung tâm phòng chống tự tử cho thanh thiếu niên (suicide-prevention centers for teenagers) – một tiền thân cho công việc của ông trong trại tập trung – ông còn phát triển dấu ấn của mình trong việc đóng góp cho lĩnh vực tâm lý học lâm sàng: logotherapy, cái có công dụng giúp đỡ mọi người vượt qua trầm cảm và đạt được trạng thái thân tâm an lạc bằng cách tìm thấy ý nghĩa độc đáo trong cuộc đời. Năm 1941, lý thuyết của ông nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế và ông đã làm việc với chức vụ trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Rothschild ở Viên, nơi ông mạo hiểm cuộc sống và sự nghiệp của mình để chẩn đoán sai cho các bệnh nhân tâm thần nhằm giúp họ không bị giết theo lệnh của Đức Quốc Xã.

Đó cũng là năm ông đã thực hiện một quyết định sẽ thay đổi cuộc sống của bản thân. Sự nghiệp ngày càng gặp nhiều nguy hiểm bởi Đức Quốc Xã, Frankl đã quyết định xin visa tới Hoa Kỳ, ông đã được cấp trong năm 1941. Lúc đó, Đức Quốc Xã bắt đầu bao vây người Do Thái và bắt họ đến trại tập trung, trước tiên là hướng đến nhóm người cao tuổi. Frankl biết đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi Đức Quốc Xã đến và bắt bố mẹ của ông. Ông cũng biết một khi họ làm vậy, ông có trách nhiệm ở cùng cha mẹ để giúp họ vượt qua chấn thương trong việc điều chỉnh cuộc sống trong trại. Mặt khác, là người đàn ông mới lập gia đình với visa trong tay, ông bị cám dỗ rời đi để đến Mỹ và chạy trốn vì sự an toàn, nơi ông có thể còn nổi danh hơn nữa trong lãnh vực của mình.

Ann S. Redsand kể lại trong tiểu sử của cô về Frankl, ông ấy bối rối không biết (at a loss) phải làm gì, vì thế ông ấy đã đi đến nhà thờ St. Stephan ở Viên để thư thái đầu óc. Nghe đàn organ, tự hỏi bản thân mình lặp đi lặp lại, “Tôi có nên bỏ lại ba mẹ mình…Tôi có nên nói lời tạm biệt và bỏ lại họ cho số phận của riêng họ?” Trách nhiệm của ông nằm ở đâu? Ông đang tìm kiếm “lời gợi ý từ thiên đàng.”

Khi ông ấy quay về nhà, ông đã tìm ra nó. Một miếng đá cẩm thạch nằm trên bàn. Bố ông giải thích nó được lấy từ đống đổ nát ở nhà thờ gần đó Đức Quốc Xã phá hủy. Trên miếng cẩm thạch còn lại một trong Mười Điều Răn (Ten Commandments) – điều tôn vinh cha và mẹ. Thế là, Frankl quyết định ở lại Viên và bỏ qua bất cứ cơ hội an toàn nào và sự thăng tiến sự nghiệp đang đợi chờ ông ở Hoa Kỳ. Ông quyết định để qua một bên sự theo đuổi cá nhân để phục vụ cho gia đình, và sau đó là các tù nhân khác trong trại.

Trí tuệ của Frankl có nguồn gốc từ trải nghiệm này của ông, giữa nỗi đau đớn không thể tưởng tượng nổi, đến nay vẫn còn nguyên giá trị (is just as relevant now as it was then): “Con người luôn luôn hướng đến cái gì đó khác, ai đó khác bản thân mình – có thể là ý nghĩa cần hoàn thành hoặc người khác cần phải gặp. Càng quên đi bản thân mình – bằng cách cho bản thân một lý do để phục vụ hoặc yêu người khác – anh ta càng có tính người nhiều hơn.”

Baumeister và các cộng sự của ông sẽ đồng ý rằng theo đuổi ý nghĩa là cái làm con người trở thành duy nhất. Bằng cách đặt các sở thích ích kỷ sang bên để phục vụ người khác hoặc điều gì đó khác lớn hơn bản thân mình – bằng cách cống hiến cuộc sống của chúng ta để “cho” hơn là “nhận” – chúng ta không chỉ bày tỏ tính người căn bản, mà chúng ta còn công nhận rằng có nhiều điều cho cuộc sống tốt đẹp, hơn là chỉ theo đuổi hạnh phúc đơn thuần.

(Dịch từ bài viết There’s More to Life Than Being Happy – Tác giả: Emily Esfahani Smith – Website: The Atlantic)

Bài liên quan

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *