Vấn đề với việc đo lường hạnh phúc

Nghiên cứu mới giúp giải thích cái gì được đo khi chúng ta đo lường hạnh phúc.
Cách đây không quá lâu, vào năm 2002, cuốn sách Hạnh phúc Đích thực (Authentic Happiness) của Martin Seligman đã thông báo với thế giới các nghiên cứu khoa học về hạnh phúc. Bài học kinh nghiệm (lessons learned) về bản chất của hạnh phúc (nature of happiness) và một vài con đường để nuôi dưỡng hạnh phúc. Lấy cảm hứng từ thông điệp trong bài luận này (và các bài liên quan), quốc gia nhỏ bé của Bhutan trở thành thử nghiệm đầu tiên với Chỉ số Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia (Gross National Happiness Index); để bổ khuyết vào lịch sử đã quá phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế như là Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product). Một ý tưởng hợp lý. Nhưng cuối cùng, một câu hỏi có thể khởi lên về việc kiếm tiền, đó là – điều mà bạn cần nó phục vụ là gì? Với hầu hết mọi người, câu trả lời bao gồm hy vọng cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy thì tại sao không bỏ qua nó để kết thúc trò chơi và đi đo chất lượng cuộc sống của mọi người, các cặp đôi, cộng đồng và xã hội.
Và sau đó, trong năm 2012, Martin Seligman đảo ngược con đường với cuốn sách tiếp theo của ông có tên Flourish. Ông đưa ra một gợi mở khiêu khích. Ông không còn tin vào kết luận trước kia rằng hạnh phúc là cái cuối cùng. Với hàng ngàn (có lẽ là hàng triệu) lần lắng nghe, bao gồm cả ở trường học, nơi kinh doanh, và các chính phủ đã thừa nhận ý tưởng của ông, ông kêu gọi chuyển đổi.
Vấn đề đầu tiên là mục tiêu của tâm lý học tích cực. Mục tiêu của tâm lý học tích cực là hạnh phúc, và thang đo chính là “sự hài lòng với cuộc sống.” Tôi phát hiện ra điều này có vấn đề (problematic) bởi vì, cũng giống như Ruut Veenhoven (2006) cho thấy, khi bạn hỏi mọi người về sự hài lòng trong cuộc sống của họ, 70 phần trăm câu trả lời là về tâm trạng mà họ đang có, và khoảng 30 phần trăm là sự đánh giá về điều kiện sống của họ. Tôi không muốn là “nhà hạnh phúc học,” một dạng tâm lý đơn thuần là về tâm trạng (mood) mà con người ta đang có. (trang 233-234)
Seligman là nhà tư tưởng có tầm nhìn xa. Một nhà khoa học đặc biệt. Vì thế tôi cảm thấy rất tò mò rằng một nghiên cứu đơn lẻ có thể khiến ông bị thuyết phục (persuade) đến mức thay đổi con đường. Tôi quay ra phần tham khảo để khám phá nghiên cứu này và tự đọc nó. Tôi lấy làm ngạc nhiên, nó không là gì khác một bài nói chuyện học thuật cho một nhóm nhỏ người nghe. Nó không bao giờ được xem xét lại. Nó không thể đọc bởi những người đọc có thể xác minh. 11 năm sau và công việc chưa bao giờ được công bố, xuất bản. Kỳ lạ.
Một nghiên cứu chưa bao giờ công bố, chưa bao giờ được tái thử nghiệm là không đủ để thuyết phục được nhà tâm lý học nổi tiếng thứ 13 trong thế kỷ 20 (theo một phân tích) thay đổi nền tảng phổ biến của họ về chức năng tối ưu của con người. Tôi và các cộng sự xem điều này như một cơ hội – một ý tưởng để kiểm tra.
Liệu Seligman có chính xác khi từ bỏ hạnh phúc trong nền tảng mới của ông trong cuốn sách mới? Để xem hạnh phúc bị ảnh hưởng đến mức nào, có lẽ nào bị ô nhiễm bởi tâm trạng của một người hay không?
Trong nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi, chúng tôi phát hiện ra rằng các cảm xúc tích cực và tiêu cực chịu trách nhiệm (accounted) cho 43% khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng cuộc sống giữa mọi người. Nhưng cần phải nhắc lại, đây không phải là điều Seligman đã đề cập. Ông đề xuất rằng một cá nhân chuyển sang tâm trạng của họ như một thang đo cho dù họ đang hạnh phúc. Ơn trời, chúng tôi đã yêu cầu mọi người báo cáo sự hài lòng trong cuộc sống và tâm trạng tích cực và tiêu cực mỗi tuần (positive and negative moods) trong 5 tuần liên tiếp. Điều này cho phép chúng tôi kiếm tra xem mức độ thay đổi tâm trạng điều khiển như thế nào đến đánh giá về sự hài lòng trong cuộc sống.
Chuyển từ việc so sánh giữa mọi người tới việc khám phá sâu cùng những người đó qua thời gian, chúng tôi phát hiện ra các kết quả khác. 89% sự thay đổi trong đánh giá sự hài lòng cuộc sống (within-person) có thể được giải thích bằng các cảm nhận cảm xúc tiêu cực và tích cực.
Chỉ còn một nút thắt – liệu sự hài lòng trong cuộc sống của một cá nhân vẫn duy trì ổn định qua chặng đường 5 tuần? Nếu vậy thì không có gì có ý nghĩa để giải thích. Nếu tâm trạng là vấn đề, nó sẽ chỉ là vấn đề cho việc đánh giá tinh thần. Kết quả của chúng tôi cho thấy đúng khớp như vậy. Về cơ bản chỉ có 9% của việc tăng và giảm (ebb and flow) sự hài lòng trong cuộc sống là kết quả của cùng những giao động trong đánh giá của họ qua thời gian; phần lớn sự thay đổi về hài lòng trong cuộc sống (91%) phản ánh sự khác biệt giữa cá nhân.
Có phải chúng ta đã tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng của ảnh hưởng lên sự hài lòng trong cuộc sống?
Có và không.
Hiệu ứng tìm ra là không quan trọng lắm bởi vì hầu như không có sự thay đổi với cùng những người đó qua thời gian (ít nhất là vài tuần trong mấy tuần liên tiếp). Tính trung bình, con người cho thấy tính ổn định rất cao về mức độ hạnh phúc của họ.
Một hàm ý của những phát hiện này là các thang đo tự báo cáo (self-report) về mức độ hài lòng trong cuộc sống là hữu dụng thậm chí với hiệu ứng của ảnh hưởng do hầu hết các biến thể (khoảng 90%) là giữa con người với nhau (between-person). Lý tưởng nhất, khi một ai đó thực hiện đánh giá về sự hài lòng trong cuộc sống của cô ấy, cô ấy sẽ đánh giá mức độ hài lòng cô có với tất các các phần quan trọng trong cuộc đời cô, và sau đó lấy điểm số hài lòng trung bình trên tổng thể qua toàn bộ các phần đó. Vì thế, các đánh giá về sự hài lòng trong cuộc sống chỉ thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi đáng kể hoàn cảnh sống của ai đó, trái ngược với sự thay đổi tạm thời (transient changes). Kết quả của chúng tôi hỗ trợ cho mô hình này – thang đo về mức độ hài lòng trong cuộc sống có thể không bị các ảnh hưởng bất hợp lý bởi tâm trạng của ai đó, và mức độ hài lòng chứa đựng các thông tin khác có thể là các chỉ số hợp lệ (valid indicator) cho chất lượng của cuộc sống cá nhân.
Chúng tôi không gợi ý rằng sự hài lòng trong cuộc sống là chỉ số lý tưởng cho sự vận hành chức năng khoẻ mạnh của con người. Chúng ta đang tranh luận về sự cần thiết cho các lập luận tốt hơn (xem thêm – Có bao nhiêu kiểu hạnh phúc tồn tại?)
Hãy có khả khả năng để được thuyết phục. Hãy cởi mở để thay đổi tâm trí bạn. Nhưng hãy sáng suốt về điều gì thuyết phục bạn.
(Dịch từ bài viết The Problem with Measuring Happiness – Tác giả: Todd B. Kashdan Ph. D – Website: Psychology Today)