Hạnh phúc không giúp bạn sống lâu hơn

hạnh phúc không làm bạn sống thọ hơn

Tóm tắt: Một nghiên cứu trên hàng trăm ngàn phụ nữ cho thấy không có sự khác biệt về khả năng tử vong giữa những người hạnh phúc và bất hạnh.

Xin lỗi hàng trăm cuốn sách self-help (tự giúp mình) ngay thời điểm này đang rao rảng các lợi ích thay đổi cuộc sống của hạnh phúc, tôi cảm thấy nghĩa vụ để nói ra điều này: Hạnh phúc sẽ chẳng giúp bạn đẩy lùi cái chết đâu.

Tất nhiên là hạnh phúc không làm bạn thoát chết được rồi! Cái chết xảy đến với tất cả chúng ta, để chúng ta cười hoặc khóc. Nhưng có nhiều nghiên cứu trong mấy năm gần đây gợi ý rằng người hạnh phúc hơn có thể sống lâu hơn và hạnh phúc thậm chí có thể giúp bạn chống lại một số vấn đề sức khỏe, như nhồi máu cơ tim chẳng hạn.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới có quy mô cực kỳ lớn được công bố trên The Lancet thì hạnh phúc không có sức mạnh như vậy. Dữ liệu có được từ dự án nghiên cứu Million Women Study ở Anh Quốc, nó khảo sát một triệu phụ nữ tuổi từ 50 đến 69 (mặc dù chỉ có khoảng 720 ngàn người tham gia trong phân tích này). Ba năm sau khi tham gia vào nghiên cứu, những phụ nữ này điền vào bảng câu hỏi về hạnh phúc của họ, và trong suốt 10 năm theo dõi, hồ sơ điện tử cho phép các nhà nghiên cứu biết được có bao nhiêu người chết và họ chết như thế nào.

Việc có vấn đề về sức khỏe có mối liên kết với việc không hạnh phúc (ốm đau chẳng vui vẻ gì), vì thế các nhà nghiên cứu đã loại đi các phụ nữ đã có sẵn các bệnh ung thư, tim mạch, đột quỵ, hoặc tắc nghẽn đường thở mãn tính. Bằng cách này, họ có thể xem xét tác động độc lập của việc bất hạnh có làm người ta có nhiều khả năng chết hơn không.

Hóa ra là nó KHÔNG.

Biểu đồ dưới đây cho thấy nguy cơ tử vong dựa trên những người phụ nữ từng bắt đầu ở trạng thái “sức khỏe tốt hoặc rất tốt” trả lời các câu hỏi về hạnh phúc, cảm giác kiểm soát, thoải mái và căng thẳng.

Tự báo cáo về hạnh phúc và tử vong vì bất cứ lý do gì (all-cause mortality)

tương quan giữa hạnh phúc- bất hạnh và tử vong
The Lancet

Đường ở vị trí 1,0 là “kiểu trung bình” khi nói về nguy cơ tử vong, Richard Peto, đồng tác giả của nghiên cứu nói, ông cũng là giáo sư về lĩnh vực thống kê y tế tại Đại học Oxford. Như sự rõ ràng được thấy từ biểu đồ, không có sự khác biệt về nguy cơ tử vong dựa trên câu trả lời của mọi người về hạnh phúc (bốn câu hỏi về hạnh phúc, cảm giác kiểm soát, thoải mái và căng thẳng).

Peto tin rằng các nghiên cứu trước củng cố mối liên kết giữa bất hạnh và chết sớm thực ra là “sự đảo ngược mối quan hệ nhân quả / reverse causality“, bất hạnh thực ra là sản phẩm phụ (kết quả) của ốm yếu – bệnh tật hơn là nguyên nhân gây ra chuyện này.

“Theo quan điểm của chúng tôi, các nghiên cứu trước đây chưa được thực hiện tốt,” ông nói. “Tất cả những gì đang xảy ra là sức khỏe ốm yếu, bệnh tật thực sự là nguyên nhân dẫn đến bất hạnh và căng thẳng. Đây là một câu chuyện đùa giống kiểu câu hỏi thế này ‘Nơi nào là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới?’ và câu trả lời là ‘Giường, hãy nhìn vào số lượng người bị chết trên giường.’ Vâng nó chỉ là câu chuyện đùa, nhưng đấy là đảo ngược mối quan hệ nhân quả.”

Trong phân tích ban đầu, nghiên cứu của Lancet phát hiện mối liên quan giữa tử vong và bất hạnh, nhưng mối liên hệ đó biến mất một khi họ điều chỉnh lại tình trạng sức khỏe ban đầu (baseline health).

“Tôi nghĩ hàm ý (implication) thú vị ở đây là chúng ta có rất ít thứ thực sự liên quan đến vấn đề sức khỏe,” Peto nói. Ông cho biết thêm hút thuốc lá và béo phì là hai thứ rất tốt để dự đoán tử vong. Nhưng bất hạnh, có vẻ không ở cùng cấp độ ấy.

Peto cho biết thêm, “bạn có thể nói rằng đây là tin tốt cho những ai dễ bực tức và hay phàn nàn (grumpy)”.

(Dịch từ bài viết Happiness Doesn’t Help You Live Longer – Tác giả: Julie Beck – Website: The Atlantic)

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *