Hạnh phúc và Cuộc sống thỏa mãn

Ngày nay hạnh phúc của con người như thế nào? Trước đây mọi người có hạnh phúc hơn không? Sự hài lòng trong cuộc sống của mọi người khác nhau thế nào trong các xã hội không giống nhau? Và điều kiện cuộc sống của chúng ta ảnh hưởng đến tất cả những điều trên ra sao?
Đó là những câu hỏi khó cần trả lời; nhưng chúng lại là các câu hỏi chắc chắn quan trọng với mỗi cá nhân chúng ta. Thật vậy, ngày nay, cuộc sống thỏa mãn và hạnh phúc là lĩnh vực nghiên cứu trung tâm trong khoa học xã hội, bao gồm cả trong kinh tế “chủ đạo”.
Các nhà khoa học xã hội thường khuyên rằng việc đo trạng thái thân tâm an lạc chủ quan phải tăng cường (augment) các phép đo thông thường về sự phồn thịnh kinh tế (economic prosperity), giống như GDP đầu người (GDP per capita). Nhưng hạnh phúc có thể được đo như thế nào? Liệu có đáng tin cậy không khi so sánh hạnh phúc qua thời gian và không gian để đưa ra manh mối liên quan về điều gì làm mọi người tuyên bố là bản thân họ ”hạnh phúc”?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận dựa vào dữ liệu và bằng chứng thực nghiệm để có thể trả lời những câu hỏi trên. Sự tập trung của chúng ta là vào các phép đo dựa trên khảo sát của việc tự-báo-cáo về hạnh phúc (happiness) và cuộc sống thỏa mãn (life satisfaction).
Dưới đây là thông tin xem trước về những gì dữ liệu tiết lộ:
- Khảo sát hỏi mọi người về cuộc sống thỏa mãn và hạnh phúc là biện pháp đo lường trạng thái thân tâm an lạc chủ quan với độ chính xác hợp lý (reasonable accuracy).
- Cuộc sống thỏa mãn và hạnh phúc thay đổi rất rộng cả ở trong-mỗi-quốc-gia lẫn giữa-các-quốc-gia với nhau. Chỉ cần nhìn thoáng qua (glimpse) vào dữ liệu sẽ thấy rằng con người có phổ phân phối rộng về trạng thái hạnh phúc như thế nào.
- Người giàu hơn, có xu hướng nói rằng họ hạnh phúc hơn người nghèo khó; các quốc gia giàu hơn có có xu hướng có mức độ hạnh phúc trung bình cao hơn; và qua thời gian, hầu hết các quốc gia tăng trưởng kinh tế bền vững cũng tăng trưởng mức độ hạnh phúc. Các bằng chứng cho thấy thu nhập và cuộc sống thỏa mãn có xu hướng đi cùng với nhau (tuy nhiên cái này không có nghĩa là chúng là một và như nhau).
- Các sự kiện quan trọng trong đời, thí dụ như thành hôn hoặc ly dị ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta, nhưng khá bất ngờ là chúng ít có tác động lâu dài (little long-term impact). Bằng chứng cho thấy mọi người có khuynh hướng thích ứng với các thay đổi (to adapt to changes).
I. Cái nhìn từ thực nghiệm
I.1 Bằng chứng xuyên-quốc-gia
Hạnh phúc trên khắp thế giới, từ quốc gia này sang quốc gia khác
Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu (World Happiness Report) là nguồn được biết đến nhiều về dữ liệu xuyên-quốc-gia và nghiên cứu dựa trên việc tự-báo-cáo (self-reported / chủ quan) về cuộc sống thỏa mãn. Bản đồ bên dưới cho thấy, theo từng quốc gia, ”điểm số hạnh phúc” được công bố trong Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu năm 2017.
Nguồn gốc của điểm số hạnh phúc trong World Happiness Report là Gallup World Poll – một tập hợp các khảo sát quốc gia tiêu biểu được thực hiện với trên 160 quốc gia và hơn 140 ngôn ngữ. Câu hỏi chính về việc đánh giá cuộc sống trong phiếu thăm dò ý kiến (poll) là: “Hãy tưởng tượng một cái thang, với các nấc được đánh số từ 0 ở dưới cùng cho đến 10 ở trên cùng. Nấc thang trên cùng đại diện cho cuộc sống tốt nhất bạn có thể có và nấc ở cuối cùng đại diện cho cuộc sống tồi tệ nhất mà bạn có thể có. Vậy bạn sẽ nói bản thân mình cảm thấy đang đứng ở nấc thang nào vào thời điểm này?” (Còn được biết đến với tên “Thang Cantril”)
Bản đồ bên dưới phác họa câu trả lời trung bình giữa các quốc gia khác nhau mà những người trả lời khảo sát cung cấp. Tương ứng với các nấc thang, giá trị trong bản đồ nằm trong khoảng từ 0 đến 10.
Có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia. Theo các con số từ năm 2016, các quốc gia Bắc Âu (Nordic) là nhóm xếp hạng cao nhất: Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan và Iceland có điểm số cao nhất (tất cả đều có điểm trung bình trên 7). Cũng trong năm đó, các quốc gia có điểm số thấp nhất là Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, Tanzania, Rwanda và Haiti (tất cả đều có điểm số trung bình dưới 3,5).
Bạn có thể click vào bất cứ quốc gia nào trên bản đồ theo chuỗi thời gian để xem điểm số của một quốc gia cụ thể.
Như chúng ta thấy, tự-báo-cáo về sự hài lòng trong cuộc sống có tương quan với các thang đo về trạng thái thân tâm an lạc khác – các quốc gia giàu có và khỏe mạnh hơn có xu hướng có điểm số hạnh phúc trung bình cao hơn.
Sự thay đổi hạnh phúc qua thời gian – phát hiện từ Khảo sát Giá trị Toàn cầu (World Value Survey)
Để bổ sung vào Gallup World Poll (vừa thảo luận ở trên), World Value Survey cũng cung cấp dữ liệu xuyên-quốc-gia về việc tự báo cáo về cuộc sống thỏa mãn. Đây là chuỗi báo cáo lâu nhất qua thời gian về ước tính hạnh phúc xuyên-quốc-gia mà bao gồm các quốc gia không-phải-Châu-Âu.
World Value Survey thu thập dữ liệu từ chuỗi các khảo sát đại diện quốc gia phủ rộng gần 100 nước, với ước tính sớm nhất trong quá khứ là từ năm 1981. Trong những khảo sát này, người trả lời được hỏi: “Tổng kết tất cả lại, bạn sẽ nói bản thân mình như thế nào (1) Rất hạnh phúc, (2) Khá hạnh phúc”, (3) Không hạnh phúc lắm hoặc (4) Không hạnh phúc chút nào”. Đồ hình bên dưới là tỷ lệ những người trả lời rằng họ Rất hạnh phúc hoặc Khá hạnh phúc.
Như chúng ta có thể thấy, phần lớn các quốc gia có xu hướng tích cực: 49 trong tổng số 69 quốc gia với dữ liệu từ hai hoặc nhiều hơn các khảo sát, phần đa ở thời điểm hiện tại họ hạnh phúc hơn so với thời điểm đầu tiên khảo sát. Trong một số trường hợp, sự cải thiện là rất lớn; lấy ví dụ ở Zimbabwe, tỷ lệ người báo cáo rằng họ đang ”rất hạnh phúc” hoặc “khá hạnh phúc” tăng từ 56,4% năm 2004 đến 82,1% năm 2014.
Thay đổi hạnh phúc qua thời gian – Các phát hiện từ Eurobarometer
Eurobarometer thu thập dữ liệu về cuộc sống thỏa mãn như là một phần trong khảo sát ý kiến công chúng (public opinion surveys) của họ. Với một số quốc gia, bản khảo sát được thực hiện hàng năm ít nhất là trong hơn 40 năm. Đồ hình bên dưới cho thấy tỷ lệ người nói rằng họ “rất hài lòng” hoặc “khá hài lòng” với tiêu chuẩn về cuộc sống của họ, theo như nguồn vừa dẫn ở trên.
Có hai điểm đáng để nhấn mạnh. Đầu tiên, ước tính về cuộc sống thỏa mãn thường dao động quanh xu hướng. Lấy ví dụ, ở Pháp, chúng ta có thể thấy xu hướng tổng thể trong giai đoạn 1974-2016 là tích cực; tuy nhiên vẫn có mẫu lên và xuống đều đặn. Điều thứ hai, mặc dù sự dao động là tạm thời, có các xu hướng kéo dài hàng thập kỷ nhìn chung là tích cực với hầu hết các quốc gia Châu Âu.
Trong phần lớn trường hợp, tỷ lệ người nói rằng họ “rất hài lòng” hoặc “khá hài lòng” với cuộc sống của bản thân đã tăng lên qua toàn bộ giai đoạn khảo sát. Tuy nhiên có một số ngoại lệ rõ ràng, trong đó, Hy Lạp là ví dụ đáng chú ý nhất. Và Hy Lạp, như bạn thấy ở bảng trong năm 2007, khoảng 67% người dân Hy Lạp nói rằng họ hài lòng với cuộc sống; nhưng 5 năm sau, sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính (financial crisis), con số trả lời rớt xuống 32,4%. Mặc dù hiện tại đã được cải thiện, người dân Hy Lạp ngày nay có chỉ số trung bình hài lòng với cuộc sống thấp hơn nhiều giai đoạn trước khủng hoảng tài chính. Không quốc gia nào ở Châu Âu trong tệp dữ liệu này đã trải qua một cú sốc tiêu cực tương đương.
Hơn cả trung bình – sự phân phối điểm số hài lòng trong cuộc sống
Hầu hết các nghiên cứu so sánh hạnh phúc và cuộc sống thỏa mãn giữa các quốc gia tập trung vào điểm số trung bình. Dù vậy, sự khác biệt trong phân bố cũng rất quan trọng.
Cuộc sống thỏa mãn thường được báo cáo trên thang đo từ 0 đến 10, với 10 đại diện cho khả năng cao nhất về mức độ hài lòng. Cái này được gọi là “Cantril Ladder / Thang Cantril”. Đồ hình bên dưới cho thấy điểm số của những người trả lời được phân bố qua các nấc thang này như thế nào. Trong mỗi trường hợp, chiều cao của thanh tỷ lệ với phần trăm mỗi câu trả lời tại mỗi điểm số. Mỗi sự khác biệt về màu sắc phân phối đề cập đến một khu vực trên thế giới; và cho mỗi vùng, chúng tôi đã phủ lên phân phối cho toàn bộ thế giới như một mốc để tham khảo.
Những điểm vùng này cho thấy khu vực Châu Phi hạ-Sahara là khu vực có điểm số trung bình thấp nhất – sự phân phối ổn định ở bên trái so với Châu Âu. Trong thuật ngữ kinh tế, chúng tôi gọi sự phân phối điểm số này ở các quốc gia Châu Âu là stochastically dominates sự phân phối ở Châu Phi hạ-Sahara.
Điều này nghĩa là tỷ lệ người “hạnh phúc” thấp hơn ở Châu Phi hạ Sahara so với Tây Âu, độc lập với điểm số trong thang chúng ta sử dụng như là ngưỡng để định nghĩa “hạnh phúc”. Các so sánh tương tự có thể được thực hiện bởi sự tương phản ở các khu vực khác với điểm số trung bình cao (thí dụ Bắc Mỹ, Australia và New Zealand) đối lập với những nơi có điểm số trung bình thấp (ví dụ Nam Á).
Một điểm quan trọng khác cần lưu ý là sự phân phối tự-đánh-giá về cuộc sống thỏa mãn ở Châu Mỹ Latinh là cao – nó ổn định ở bên phải các khu vực khác với sự so sánh khá tương đồng về thu nhập, thí dụ như Trung và Đông Âu.
Đây là một phần của mẫu rộng hơn: Các quốc gia Mỹ Latinh có xu hướng có trạng thái thân tâm an lạc chủ quan cao hơn so với các quốc gia khác với cùng mức độ phát triển kinh tế. Như chúng ta sẽ thấy trong phần về môi trường xã hội, văn hóa và lịch sử có quan hệ với việc tự-báo-cáo về cuộc sống thỏa mãn.

Nếu bạn quan tâm đến dữ liệu về sự phân bố điểm số ở cấp quốc gia, Pew Global Attitudes Survey (Khảo sát Thái độ Toàn cầu Pew) cung cấp các số liệu tương tự cho hơn 40 quốc gia.
Nhận thức (sai) về hạnh phúc của người khác
Chúng ta có xu hướng đánh giá quá thấp (underestimate) hạnh phúc trung bình của người khác quanh mình. Đồ hình sau đây cho thấy điều này về các quốc gia trên toàn thế giới, sử dụng dữ liệu Sự nguy hiểm của Nhận thức của Ipsos (Ipsos’ Perils of Perception) – một khảo sát xuyên-quốc-gia hỏi mọi người đoán xem những người khác trả lời câu hỏi về hạnh phúc trong World Value Survey ra sao.
Trục hoành trong bảng bên dưới cho thấy tỷ lệ thực sự trong dân số nói rằng họ “rất hạnh phúc” hoặc “khá hạnh phúc” trong World Value Survey; Trục tung cho thấy con số trung bình được đoán tương ứng.
Nếu người-trả lời đoán đúng tỷ lệ chính xác, chúng ta sẽ thấy các điểm tọa độ rơi trên đường màu đỏ có độ nghiêng 45 độ. Nhưng như chúng ta có thể thấy, tất cả các quốc gia đều nằm bên dưới đường 45 độ khá sâu. Nói cách khác, mọi người ở tất cả quốc gia đều ước tính thấp hơn các thông tin thực tế được rút ra từ sự tự-báo-cáo về hạnh phúc. Sự sai lệch nghiêm trọng nhất (most extreme deviations) là ở Châu Á – Người dân Hàn Quốc (Nam Hàn) có xu hướng nghĩ rằng chỉ 24% người quanh họ nói rằng bản thân hạnh phúc, trong khi con số thực tế là 90%.
Việc đoán gần đúng nhất trong mẫu này (Canada và Na Uy) là 60%. Đây là con số thấp hơn giá trị thực tế thấp nhất trong thống kê tự-báo-cáo về hạnh phúc ở tất cả quốc gia trong mẫu này (câu trả lời của người Hungary là 69%).

Tại sao mọi người lại đoán sai nhiều đến như vậy? Điều trên chẳng đơn giản là bạn bỏ qua các con số này và cho rằng nó không quan trọng bằng cách nói (brushing aside): chúng phản ánh sự khác biệt hạnh phúc trong “thực tế” so với báo cáo.
Một lý lẽ có thể là mọi người có xu hướng báo cáo sai về hạnh phúc của họ, vì vậy điểm số phỏng đoán trung bình có thể là chỉ báo chính xác về cuộc sống thỏa mãn (và chỉ số tự báo cáo là không chính xác). Dầu vậy, để điều này là sự thật, con người phải thường báo cáo sai về hạnh phúc của họ trong khi giả định rằng người khác không báo cáo sai hạnh phúc của họ.
Ngoài ra, có bằng chứng đáng kể cho thấy việc đánh giá hạnh phúc của một người nào đó bởi bạn bè tương quan với hạnh phúc của người đó (được thảo luận chi tiết hơn ở bên dưới), và những người này thường hoàn thành tốt ở phần đánh giá cảm xúc từ việc đơn giản là xem các biểu hiện của khuôn mặt (cũng được thảo luận bên dưới). Vì thế, một lời giải thích có nhiều khả năng hơn là mọi người có xu hướng tích cực về bản thân họ, nhưng tiêu cực về những người khác mà họ không quen biết.
Nó đã được quan sát trong bối cảnh khác nơi con người có thể lạc quan về cuộc sống tương lai của họ, trong khi cùng thời gian đó lại bi quan sâu sắc về tương lai của quốc gia hoặc thế giới. Chúng tôi thảo luận hiện tượng này chi tiết hơn trong bài viết này ở phần lạc quan và bi quan (optimism and pessimism), đặc biệt là trong khu vực dành riêng cho lạc quan cá nhân và bi quan xã hội.
I.2 Bằng chứng trong nội bộ quốc gia
Cuộc sống thỏa mãn bất bình đẳng giữa Đông và Tây Đức
Điểm số tự báo cáo ở tầm quốc gia về sự hài lòng trong cuộc sống như được thảo luận ở trên, che đi mất sự bất bình đẳng bên trong mỗi quốc gia. Trong bản đồ dưới đây, chúng tôi tập trung vào tính bất bình đẳng mang tính khu vực ở Đức – đặc biệt là khoảng trống hạnh phúc giữa Tây và Đông Đức.
Bản đồ bên dưới đánh dấu các khu vực tự-báo-cáo về sự hài lòng trong cuộc sống ở Đức (sử dụng Thang Cantril), điểm số trung bình được lấy ở mức liên bang. Điều đầu tiên nổi lên là sự phân chia rõ ràng giữa Tây và Đông, dọc theo sự chia cắt chính trị tồn tại trước khi tái thống nhất (reunification) nước Đức vào năm 1990.
Một vài nghiên cứu học thuật đã xem xét gần hơn nữa vào “khoảng trống hạnh phúc” này ở Đức sử dụng dữ liệu từ nhiều khảo sát chi tiết, như Hội đồng Kinh tế-Xã hội Đức (ví dụ Petrunyk và Pfeifer 2016). Những nghiên cứu này cung cấp hai phát hiện chính sâu sắc sau:
Đầu tiên, khoảng trống này đã thu hẹp trong những năm gần đây – và điều này đúng cho cả những khác biệt trung bình thô, cũng như cho “các khác biệt về điều kiện hoàn cảnh” cái có thể được ước tính sau khi điều chỉnh sự khác biệt về kinh tế xã hội và nhân khẩu học. Bạn có thể thấy khoảng trống này thu hẹp như thế nào từ khi tái thống nhất trong các bảng sau đây từ Petrunyk và Pfeiger (2016):

Và điều thứ hai, sự khác biệt trong thu nhập hộ gia đình và tình trạng thất nghiệp là các yếu tố quan trọng góp phần vào sự khác biệt trong các bản tự báo cáo về cuộc sống thỏa mãn – nhưng thậm chí sau khi điều chỉnh những yếu tố này và các yếu tố kinh tế xã hội khác, cũng như sự khác biệt về nhân khẩu học, Đông và Tây vẫn có khoảng cách lớn.
Sự thật là khác biệt về kinh tế-xã hội và nhân khẩu học không dự đoán đầy đủ sự khác biệt Đông Tây về phần tự-báo-cáo hạnh phúc quan sát được mà nó liên quan đến hiện tượng thực nghiệm rộng hơn: Văn hóa và lịch sử về phần tự-báo-cáo cuộc sống thỏa mãn – và trong trường hợp đặc biệt này, các quốc gia từng là communist có xu hướng có trạng thái thân tâm an lạc thấp hơn quốc gia khác với cùng một mức độ phát triển kinh tế.

Hạnh phúc bất bình đẳng ở Hoa Kỳ và các quốc gia giàu có khác
Cuộc điều tra Xã hội Chung (General Social Survey – GSS) ở Hoa Kỳ là khảo sát áp dụng cho mẫu đại diện quốc gia của khoảng 1500 người trả lời mỗi năm từ năm 1972, và đây là một nguồn thông tin quan trọng về xu hướng dài hạn của chỉ số cuộc sống thỏa mãn tự-báo-cáo trong quốc gia.
Sử dụng nguồn này, Stevenson và Wolfers (2008) cho thấy trong khi mức độ trung bình quốc gia vẫn duy trì ổn định ở mức rộng, sự bất bình đẳng trong hạnh phúc đã giảm đáng kể ở Hoa Kỳ trong vài thập niên gần đây.
Các tác giả lưu ý thêm rằng điều đấy cũng đúng khi chúng ta nghĩ về sự bất bình đẳng trong khía cạnh phân tán của câu trả lời, và khi chúng ta nghĩ về sự bất bình đẳng ở khía cạnh khoảng cách giữa các nhóm nhân khẩu học. Họ lưu ý là hai-phần-ba khoảng cách hạnh phúc giữa người da trắng-da đen đã được cải thiện (mặc dù ngày nay người Mỹ da trắng – tính trung bình vẫn hạnh phúc hơn, thậm chí sau khi điều chỉnh một số điều khác biệt trong giáo dục và thu nhập), và khoảng cách hạnh phúc giới tính đã biến mất hoàn toàn (phụ nữ trước đây từng hạnh phúc hơn một chút so với nam giới, nhưng họ giờ trở nên ít hạnh phúc hơn, và ngày này không có sự khác biệt về mặt thống kê một khi chúng ta điều chỉnh các đặc tính khác).
Các kết quả từ Stevenson và Wolfers là thống nhất với các nghiên cứu khác xem xét sự thay đổi về tính bất bình đẳng của hạnh phúc (hoặc bất bình đẳng về cuộc sống thỏa mãn) qua thời gian. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có một mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và sự giảm bớt bất bình đẳng hạnh phúc – thậm chí khi sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng trong cùng thời gian. Đồ hình bên dưới của Clark, Fleche và Senik (2015) cho thấy điều đó. Nó phác họa sự tiến hóa của tính bất bình đẳng hạnh phúc trong một số quốc gia giàu mạnh được lựa chọn có tăng trưởng GDP không gián đoạn (uninterrupted).
Trong bảng này, sự bất bình đẳng hạnh phúc được đo bằng sự phân tán – cụ thể là độ lệch chuẩn (standard deviation) – của các câu trả lời trong World Value Survey. Như chúng ta có thể thấy, có một xu hướng tiêu cực rộng. Trong tài liệu này, các tác giả cho thấy xu hướng tích cực trong các quốc gia GDP đang tụt xuống.

Tại sao sự bất bình đẳng hạnh phúc lại có thể giảm xuống trong khi có sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập?
Clark, Fleche, và Senik tranh luận rằng một phần của lý do là sự phát triển thu nhập quốc gia cho phép cung cấp các sản phẩm công công chất lượng cao, cái sẽ siết lại sự phân tán của trạng thái thân tâm an lạc chủ quan. Điều này có thể vẫn duy trì với sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập, kể từ khi sản phẩm công cộng như sức khỏe tốt hơn ảnh hưởng thu nhập và sự khác biệt về trạng thái thân tâm an lạc.
Một khả năng khác là sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia giàu có đã chuyển thành một xã hội đa dạng hơn về mặt thể hiện văn hóa (ví dụ thông qua sự xuất hiện của các lối sống thay thể), điều này cho phép con người hội tụ vào hạnh phúc thậm chí nếu họ phân tán về mặt thu nhập, thị hiếu và tiêu dùng. Steven Quartz và Annette Asp giải thích giả thuyết này trong một bài viết trên New York Times, thảo luận các bằng chứng từ tâm lý thực nghiệm.
II. Các yếu tố tương quan, quyết định và ảnh hưởng
II. 1 Thu nhập
Thu nhập quốc gia cao hơn đi cùng với điểm số trung bình cao hơn về cuộc sống thỏa mãn
Nếu chúng ta so sánh báo cáo về sự hài lòng trong cuộc sống từ khắp mọi nơi trên thế giới tại bất cứ mốc thời gian nào, chúng ta ngay lập tức thấy rằng các quốc gia có thu nhập trung bình cao hơn có xu hướng có điểm số hài lòng với cuộc sống cao hơn. Nói cách khác: Những người ở các quốc gia giàu mạnh có xu hướng báo cáo cuộc sống thỏa mãn hơn những người ở các nước nghèo khó. Sơ đồ phân tán (scatter plot) bên dưới cho thấy điều đó.
Mỗi điểm trong đồ hình bên dưới đại diện cho một quốc gia. Vị trí trục tung của các điểm cho thấy điểm số trung bình quốc gia tự-báo-cáo về mức độ hài lòng cuộc sống trong Thang Cantril (một thang đo có độ rộng từ 0 đến 10, với 10 là mức độ thỏa mãn cao nhất có thể); trong khi vị trí trục hoành cho thấy GDP bình quân đầu người dựa trên sức mua tương đương (purchasting power parity / PPP) – ví dụ GDP đầu người sau khi được điều chỉnh lạm phát và sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia.
Tương quan này vẫn được giữ thậm chí nếu chúng ta điều chỉnh các yếu tố khác: Tính trung bình, các quốc gia giàu mạnh vẫn có xu hướng có điểm số tự-báo-cáo về sự hài lòng trong cuộc sống cao hơn so với các quốc gia nghèo khó mà có sự gần gũi (comparable / có thể so sánh được) về mặt nhân khẩu học và các đặc tính đo lường khác. Bạn có thể đọc thêm về điều này trong báo cáo World Happiness Report 2017, đặc biệt là phần thảo luận trong Chương 2.
Như chúng ta thấy bên dưới, thu nhập và hạnh phúc cũng có xu hướng đi cùng nhau trong nội bộ quốc gia đó và ổn định qua thời gian.
Thu nhập cá nhân cao hơn đi cùng với sự hài lòng trong cuộc sống cao hơn
Ở trên chúng ta đã chỉ ra rằng các quốc gia giàu có hơn có xu hướng hạnh phúc hơn các quốc gia nghèo khó. Ở đây chúng ta thấy rằng xu hướng đó vẫn đúng bên trong mỗi quốc gia: người giàu có hơn trong mỗi quốc gia có xu hướng hạnh phúc hơn người nghèo khó trong cũng quốc gia đó. Đồ hình bên dưới cho thấy điều này thông qua một tập hợp các phác họa kết nối thu nhập và hạnh phúc theo các nhóm thu nhập (income quintiles).
Mỗi bảng trong đồ hình này được kết nối với sự phân tán cho một quốc gia cụ thể. Điều này nghĩa là với mỗi quốc gia, chúng ta quan sát một đường kết nối 5 điểm: mỗi điểm đánh dấu thu nhập trung bình trong một nhóm thu nhập (trục hoành) đối lại với điểm số trung bình tự-báo-cáo về sự hài lòng trong cuộc sống của những người tại nhóm thu nhập đó (trục tung).
Đồ hình này nói với chúng ta điều gì? Chúng ta thấy rằng trong tất cả các trường hợp các đường là lên dốc (upward sloping): những người có thu nhập thuộc nhóm cao có xu hướng có cuộc sống thỏa mãn hơn tính trên trung bình. Tuy nhiên, trong một số quốc gia các đường là dốc và tuyến tính (ví dụ ở Costa Rica người giàu có hơn hạnh phúc hơn người nghèo khó ở mọi mốc thu nhập); trong khi ở một số quốc gia khác, các đường thường ít dốc và không-tuyến tính (ví dụ người thuộc nhóm giàu nhất ở Cộng hòa Dominican có mức độ hạnh phúc chỉ ngang với người giàu thứ nhì).

Đồ hình tiếp theo trình bày cũng dữ liệu đó, nhưng thay vì phác họa mỗi quốc gia một cách riêng biệt, nó trình bày tất cả các quốc gia trong một lưới.
Kết quả kết nối phác họa phân tán có thể trông bừa bộn, giống như một cái bảng “mỳ tôm” (nguyên văn tiếng Anh là spaghetti – nhưng người dịch nghĩ mỳ tôm thì gẫn gũi với chúng ta hơn), nhưng nó giúp xác nhận toàn bộ mẫu: mặc dù có sự cản trở ở chỗ này chỗ kia, các đường dốc trông lớn hơn nhiều.

Đánh giá nhanh về mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc – giữa và trong mỗi quốc gia
Có phải thu nhập và hạnh phúc có xu hướng đi cùng với nhau? Đồ hình bên dưới cho thấy câu trả lời cho câu hỏi này là có, cả trong và giữa các quốc gia với nhau.
Có thể sẽ mất khoảng một phút để bạn hiểu được (to wrap your head around) đồ hình bên dưới, nhưng một khi bạn hiểu, bạn có thể thấy rằng nó có tiện ích là làm hội tụ (ngưng tụ) các thông tin quan trọng từ ba bảng trước vào một bảng này.
Để trình bày mối tương quan thu nhập-hạnh phúc xuyên quốc gia, bảng bên dưới phác họa mối quan hệ giữa việc tự báo cáo về cuộc sống thỏa mãn trên trục tung và GDP đầu người trên trục hoành. Mỗi quốc gia là một mũi tên trên lưới, và vị trí của mũi tên nói với chúng ta sự kết hợp tương ứng của thu nhập trung bình và hạnh phúc trung bình.
Để trình bày mối tương quan giữa thu nhập-hạnh phúc bên trong mỗi quốc gia, mỗi mũi tên có độ dốc tương ứng với mối tương quan giữa thu nhập hộ gia đình và tự-báo-cáo về cuộc sống thỏa mãn trong quốc gia đấy. Nói cách khác: độ dốc của mũi tên cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa thu nhập và sự hài lòng trong cuộc sống bên trong mỗi quốc gia. Hình ngay bên dưới đây cho bạn ví dụ về các mũi tên được xây dựng cho mỗi quốc gia như thế nào:

Nếu một mũi tên trỏ về phía đông bắc, điều ấy nghĩa là những người giàu hơn có xu hướng báo cáo cuộc sống thỏa mãn hơn so với người nghèo ở cùng quốc gia đó. Nếu mũi tên trông như nằm phẳng (trỏ về hướng đông), điều ấy nghĩa là người giàu hơn tính trên trung bình cũng chỉ hạnh phúc ngang với người nghèo hơn ở cùng quốc gia đó.
Như chúng ta có thể thấy, có một mẫu rất rõ ràng: các quốc gia giàu hơn có xu hướng hạnh phúc hơn các quốc gia nghèo hơn (quan sát thấy các mũi tên xếp hàng hướng lên trên), người giàu hơn trong mỗi quốc gia có xu hướng hạnh phúc hơn người nghèo trong cùng quốc gia (các mũi tên có xu hướng chỉ về hướng đông bắc nhiều hơn).

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là trục hoành được đo theo thang logarit. Mối quan hệ xuyên quốc gia chúng ta quan sát trong một thang đo tuyến tính sẽ khác, với các quốc gia có thu nhập cao, tăng thu nhập lên một chút liên kết với sự gia tăng nhỏ hơn về hạnh phúc trung bình so với quốc gia có thu nhập thấp. Nói cách khác, mối quan hệ xuyên quốc gia giữa thu nhập và hạnh phúc không phải là tuyến tính với thu nhập (nó là một đường “vừa log vừa tuyến tính”). Chúng ta sử dụng thang đo logarit để làm nổi bật hai sự thật quan trọng: (1) không có một điểm nào trong sự phân tán về thu nhập toàn cầu là mối quan hệ bằng phẳng; và (2) gấp đôi thu nhập trung bình liên kết với sự gia tăng gần tương tự trong báo cáo về sự thỏa mãn cuộc sống, không phân biệt vị trí trong sự phân phối toàn cầu.
Những phát hiện này đã được khám phá chi tiết hơn trong một số nghiên cứu học thuật gần đây. Đều quan trọng nhất, văn bản được trích dẫn nhiều của Stevenson và Wolfers (2008) cho thấy mối tương quan này vẫn còn thậm chí sau khi điều chỉnh nhiều đặc điểm có tính quốc gia như thành phần nhân khẩu học của dân số và sự khác biệt lớn về nguồn dữ liệu và kiểu đo chủ quan về trạng thái thân tâm an lạc.
Kinh tế phát triển và hạnh phúc
Trong bảng phía trên, chúng ta thấy có bằng chứng mạnh mẽ về mối tương quan lớn giữa thu nhập và hạnh phúc khi so sánh các quốc gia với nhau và ngay cả bên trong mỗi quốc gia tại một thời điểm cố định nào đó (at fixed points in time). Ở đây chúng ta muốn cho thấy điều sau: rằng, cho dù không có mối tương quan mạnh như vậy, thì cũng có mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc xuyên qua thời gian. Hoặc, nhìn khác đi một chút thì khi một nước giàu lên, người dân có xu hướng báo cáo rằng họ có cuộc sống thỏa mãn cao hơn – tính trên trung bình.
Bảng dưới đây sử dụng dữ liệu từ World Value Survey để phác họa sự tiến hóa của thu nhập trung bình ở tầm quốc gia và hạnh phúc trung bình cũng ở tầm quốc gia theo thời gian. Để cụ thể hơn, bảng này trình bày tỷ lệ những người nói rằng họ “rất hạnh phúc” hoặc “khá hạnh phúc” trong World Value Survey (trục tung), đối lại GDP đầu người (trục hoành). Mỗi quốc gia được vẽ là một đường nối từ điểm đầu tiên tới điểm cuối cùng trên tất cả các cuộc khảo sát.
Như chúng ta có thể thấy, các quốc gia có sự phát triển về kinh tế cũng có xu hướng phát triển hạnh phúc qua các cuộc khảo sát của World Value Survey. Và đây là tương quan vẫn được giữ sau khi điều chỉnh một số yếu tố khác cũng có thay đổi qua thời gian (trong bảng dưới đây của Stevenson và Wolfers (2008) bạn có thế thấy sự thay đổi GDP đầu người so với sự thay đối về tính thỏa mãn trong đời sống sau khi tính đến sự thay đổi về mặt nhân khẩu học và các biến khác).

Có một điểm quan trọng cần chú ý ở đây là sự phát triển về kinh tế và sự phát triển về hạnh phúc đi cùng với nhau tính trên trung bình. Một số quốc gia có vài giai đoạn tăng trưởng kinh tế không đi kèm với tăng trưởng hạnh phúc. Thí dụ như Hoa Kỳ trong vài thập niên gần đây ở trong trường hợp này. Các trường hợp như vậy có vẻ như trái với các bằng chứng được đưa ra – chúng tôi sẽ khám phá câu hỏi này trong phần kế tiếp ngay dưới đây.

Nghịch lý Easterline
Việc quan sát thấy sự phát triển kinh tế không phải lúc nào cũng đi cùng với sự gia tăng cuộc sống hài lòng lần đầu được phát hiện bởi Richard Easterlin trong những năm 1970. Kể từ đó, có nhiều thảo luận về cái gọi là “nghịch lý Easterlin”.
Điểm trung tâm của nghịch lý là quả thật các quốc gia giàu có hơn có xu hướng tự báo cáo về hạnh phúc cao hơn, tuy nhiên một số quốc gia thực hiện khảo sát lặp lại trong giai đoạn các năm 1970, hạnh phúc không tăng cùng với sự gia tăng thu nhập quốc gia. Sự kết hợp này của các phát hiện thực nghiệm là nghịch lý, bởi vì bằng chứng xuyên quốc gia cho thấy các nước có thu nhập cao hơn có xu hướng tự báo cáo hạnh phúc lớn hơn, nhưng trong một số trường hợp nó không khớp với bằng chứng xuyên thời gian, các nước dường như không hạnh phúc hơn khi thu nhập quốc gia tăng lên.
Đáng chú ý, Easterlin và các nhà nghiên cứu khác dựa trên dữ liệu từ Hoa Kỳ và Nhật Bản để hỗ trợ sự quan sát dường như khó hiểu này. Nếu chúng ta nhìn gần hơn vào dữ liệu đang củng cố xu hướng ở hai quốc gia, thì những trường hợp này không phải là nghịch lý thực sự.
Chúng ta sẽ bắt đầu với trường hợp của Nhật Bản. Ở đây, dữ liệu sớm nhất có được từ bản tự báo cáo về cuộc sống thỏa mãn đến từ cái gọi là “Khảo sát Quốc gia về Cuộc sống”, có từ năm 1958. Ngay cái nhìn đầu tiên, nguồn này cho thấy rằng cuộc sống hài lòng vẫn nằm ngang qua giai đoạn phát triển kinh tế ngoạn mục.

Đào sâu thêm một chút, chúng ta sẽ tìm ra một vài thứ phức tạp hơn. Stevenson và Wolfers (2008) cho thấy các câu hỏi về sự thỏa mãn cuộc sống trong “Khảo sát Quốc gia về Cuộc sống” thay đổi qua thời gian, làm nó trở nên khó hơn – nếu không muốn nói là không thể – theo dõi sự thay đổi trong hạnh phúc qua toàn bộ giai đoạn. Hình họa bên dưới chia thông tin dữ liệu về cuộc sống thỏa mãn từ các khảo sát vào các giai đoạn nhỏ hơn nơi các câu hỏi vẫn duy trì ổn định. Như chúng ta có thể thấy, dữ liệu không hỗ trợ cho nghịch lý nữa: mối tương quan giữa GDP và sự tăng trưởng hạnh phúc ở Nhật Bản là tích cực trong các giai đoạn khảo sát có khả năng so sánh. Lý do cho cáo buộc về nghịch lý là trong thực tế các phép đo hạnh phúc đã bị rơi rớt bởi sự thay đổi qua thời gian như thế nào.

Ở Hoa Kỳ, giải thích là khác, nhưng có thể một lần nữa cần truy về dữ liệu cơ bản. Đặc biệt nếu chúng ta nhìn gần hơn vào sự phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ qua vài thập niên gần đây, một sự thật lớn lờ mờ hiện ra: tăng trưởng không đem lại lợi ích cho đa số người dân. Bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ là đặc biệt cao và đã tăng lên trong bốn thập niên gần nhất, trong đó thu nhập của hộ gia đình trung bình tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng thu nhập của nhóm 10% cao nhất. Như là hệ quả, xu hướng tổng hợp về cuộc sống thỏa mãn không phải là nghịch lý: thu nhập và tiêu chuẩn sống của công dân Hoa Kỳ điển hình không tăng nhiều trong hai thập niên gần đây nhất.
II. 2 Sức khỏe
Tuổi thọ và cuộc sống thỏa mãn
Sức khỏe là một dự báo quan trọng của cuộc sống thỏa mãn, cả trong và giữa các quốc gia. Trong đồ hình bên dưới, chúng tôi cung cấp bằng chứng về mối quan hệ xuyên-quốc gia.
Mỗi một chấm trong sơ đồ phân tán bên dưới đại diện cho một quốc gia. Vị trí trục tung của chấm cho thấy tuổi thọ bình quân, và vị trí trục hoành cho thấy điểm số trung bình quốc gia tự-báo-cáo về sự hài lòng cuộc sống trong Thang Cantril (một thang có độ rộng từ 0 – 10, trong đó 10 là cuộc sống thỏa mãn cao nhất có thể).
Như chúng ta có thể thấy, có mối tương quan mạnh mẽ: Các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao hơn cũng là các quốc gia mà mọi người có xu hướng nói rằng họ hài lòng với cuộc sống của mình hơn. Mối quan hệ tương tự với các kết quả sức khỏe khác (ví dụ sự hài lòng trong cuộc sống có xu hướng cao hơn ở quốc gia có tỷ lệ tử vong trẻ em thấp).
Mối quan hệ được phác họa bên dưới rõ ràng phản ánh nhiều hơn chỉ mối quan hệ giữa sức khỏe và hạnh phúc, vì các nước có tuổi thọ cao cũng có xu hướng là quốc gia có nhiều đặc tính khác biệt khác. Dầu vậy, mối quan hệ tích cực giữa tuổi thọ và cuộc sống thỏa mãn vẫn duy trì sau khi điều chỉnh các đặc tính quốc gia có thể quan sát được, như là thu nhập và bảo vệ xã hội (liên quan đến các yếu tố ngăn chặn, quản lý và khắc phục ảnh hưởng bất lợi lên trạng thái thân tâm an lạc của con người). Bạn có thể đọc thêm về điều này trong World Happiness Report 2017, đặc biệt là phần thảo luận trong Chương 2.
Một chút ngoài lề của người dịch (không có trong bản tiếng Anh gốc), phần trên nói về tương quan giữa hạnh phúc và tuổi thọ ở tầm xuyên-quốc-gia. Còn bên trong quốc gia, thì một nghiên cứu trên quy mô lớn cho thấy, người hạnh phúc hơn không sống thọ hơn người bất hạnh, sau khi đã điều chỉnh một số yếu tố sức khỏe ban đầu.
Sức khỏe tinh thần và hạnh phúc
Ở trên chúng tôi đã cho thấy rằng, các quốc gia có kết quả sức khỏe tốt hơn có xu hướng báo cáo về cuộc sống thỏa mãn cao hơn. Trong đồ hình bên dưới, chúng tôi cung cấp bằng chứng về mối quan hệ giữa sức khỏe và trạng thái thân tâm an lạc chủ quan trong mỗi quốc gia – đặc biệt, chúng tôi tập trung vào vấn đề sức khỏe tinh thần và tự báo cáo về cuộc sống thỏa mãn.
Mỗi thanh trong đồ hình bên dưới đo mức độ mà bệnh tinh thần (trầm cảm và lo âu) liên kết với đánh giá cuộc sống thỏa mãn chủ quan, một khi chúng tôi điều chỉnh cho các vấn đề bệnh tật thể lý và các yếu tố khác như thu nhập và trình độ giáo dục. Nói cách khác, thanh bên dưới cho biết “mối tương quan có điều kiện” – mức độ mạnh mẽ của liên kết giữa bệnh tật tinh thần và hạnh phúc sau khi tính đến khác yếu tố khác.
Giá trị âm cho thấy những người được chẩn đoán là trầm cảm hoặc lo âu có xu hướng có khả năng cao có cảm nhận chủ quan về sự thỏa mãn cuộc sống thấp hơn.
Độ lớn của hệ số, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, và Úc, nói với chúng ta rằng mối quan hệ chúng ta quan sát là rất quan trọng. Trong bối cảnh này, ở Anh và Úc độ lớn của mối tương quan giữa bệnh tật tinh thần và sự hài lòng cuộc sống là cao hơn so với độ lớn của mối tương quan giữa thu nhập và sự hài lòng cuộc sống.
Rõ ràng, tương quan này giống như kết quả quan hệ hai-chiều: người trầm cảm và lo âu ít có khả năng hạnh phúc, và người không hạnh phúc có khả năng cao bị trầm cảm hoặc lo âu. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn cần lưu ý là lo âu, trầm cảm và bất hạnh thường đi cùng với nhau.

II.3 Các sự kiện trong đời
Các sự kiện phổ biến trong đời sống ảnh hưởng như thế nào tới hạnh phúc?
Có phải mọi người có xu hướng thích ứng (adapt) với các sự kiện phổ biến trong đời sống (common life events) bằng cách hội tụ trở lại mức độ cơ bản của hạnh phúc (baseline level of happiness)?
Clark và các cộng sự năm 2008 sử dụng dữ liệu từ Hội đồng Kinh tế-Xã hội Đức (German Socio-Economic Panel) để xác định nhóm người trải nghiệm các sự kiện lớn trong đời và ở thị trường lao động, và tìm ra ảnh hưởng của các sự kiện trên tác động thế nào đến việc đánh giá mức độ cuộc sống thỏa mãn của họ. Hình minh họa sau đây cho thấy cái nhìn tổng quan về những phát hiện chính của các tác giả. Trong mỗi bảng riêng biệt, đường màu đỏ đánh dấu hiệu ứng ước tính của mỗi một sự kiện khác nhau tại thời điểm cho trước (với hai cận trên và dưới đánh dấu khoảng tin cậy của mỗi ước tính).
Trong tất cả các trường hợp, các kết quả được chia theo giới tính, và thời gian được dán nhãn 0 đánh dấu thời điểm khi sự kiện tương ứng diễn ra (took place). Tất cả các ước tính được điều chỉnh cho đặc tính cá nhân, vì vậy các con số cho thấy hiệu ứng của sự kiện sau khi điều chỉnh cho các yếu tố khác (ví dụ như thu nhập, vân vân).
Điểm đầu tiên cần lưu ý là hầu hết các sự kiện đều chứng tỏ có bằng chứng về tình huống tiềm ẩn: Mọi người phát triển trạng thái bất hạnh trong giai đoạn tiến triển ly dị, trong khi đó họ phát triển hạnh phúc trong giai đoạn tiến triển hôn nhân.
Điểm thứ hai là các sự kiện đơn lẻ trong đời có xu hướng ảnh hưởng đến hạnh phúc trong ngắn hạn (short run), nhưng mọi người thường thích ứng với sự thay đổi. Tất nhiên, có sự khác biệt rõ ràng trong phạm vị mà con người thích ứng. Trong trường hợp ly dị, chỉ số cuộc sống thỏa mãn ban đầu rớt xuống, sau đó tăng lên và vẫn ở mức cao. Còn đối với thất nghiệp, có một cú shock tiêu cực cho cả ngắn hạn và dài hạn, nhất là với đàn ông. Còn hôn nhân, cuộc sống thỏa mãn tăng lên trước rồi sau đó mờ nhạt dần sau đám cưới.
Nói chung, các bằng chứng cho thấy rằng sự thích ứng là tính năng quan trọng của trạng thái thân tâm an lạc. Nhiều sự kiện phổ biến nhưng quan trọng chỉ có tác động dài hạn khiêm tốn lên hạnh phúc chủ quan. Tuy nhiên sự thích ứng cho một số sự kiện, như tình trạng thất nghiệp dài hạn, không hoàn hảo, cũng không ngay lập tức.

Có phải tình trạng khuyết tật có tương quan với chỉ số cuộc sống thỏa mãn?
Một số tài liệu đã lưu ý rằng những người bị thương tật dài hạn không báo cáo bản thân họ rất bất hạnh, khi so sánh với những người không bị thương tật (xem ví dụ được trích dẫn nhiều của Brickman, Coates, và Janoff-Bulman, 1978).
Khẳng định này đã nhận được chú ý bởi vì nó nói với chúng ta một số thứ rất có ý nghĩa về trạng thái thân tâm an lạc và có ảnh hưởng quan trọng tới chính sách. Lấy ví dụ, như việc xem xét đền bù thiệt hại dưới phương diện pháp luật cho người khuyết tật.
Dù vậy, so sánh sự khác biệt về chỉ số thỏa mãn cuộc sống tự-báo-cáo giữa những người có các tình trạng khuyết tật khác nhau không phải là nguồn lý tưởng cho bằng chứng liên quan đến hiệu ứng bị kịch lên hạnh phúc. Người không bị thương tật có thể khác biệt với người thương tật theo các cách thức rất khó đo lường. Một nguồn làm bằng chứng tốt là nghiên cứu theo chiều dọc (longitudinal surveys) khi mọi người được theo dõi qua thời gian.
Oswald và Powdthavee (2008) sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu theo chiều dọc ở Anh Quốc để khám phá liệu tai nạn dẫn đến khuyết tật có ẩn tàng cú shock dài hạn tới cuộc sống thỏa mãn không.
Bảng bên dưới, được lấy từ tác giả Oswald và Powdthavee cho thấy trung bình các báo cáo về cuộc sống thỏa mãn của nhóm người bị khuyết tật nghiêm trọng (ở thời điểm T) và vẫn duy trì khuyết tật nghiêm trọng trong vòng hai năm sau đó (T+1 và T+2). Ở đây “khuyết tật nghiêm trọng” nghĩa là tình trạng khuyết tật ngăn chặn họ có thể làm các hoạt động thường ngày (day-to-day).
Như chúng ta có thể thấy – và như các tác giả cho thấy chính xác hơn qua các kỹ thuật kinh tế lượng – những người bước vào thế giới khuyết tật phải chịu sự sụt giảm đột ngột về chỉ số hài lòng trong cuộc sống, và chỉ khôi phục lại một phần. Điều này hỗ trợ cho ý tưởng rằng, trong khi sự thích nghi đóng một vai trò trong các sự kiện thông thường của đời sống, thì quan niệm về cuộc sống thỏa mãn thực sự nhạy cảm với các sự kiện bi thảm.

II.4 Môi trường xã hội
Mối quan hệ giữa văn hóa và cuộc sống thỏa mãn
So sánh hạnh phúc giữa các quốc gia cho thấy văn hóa và lịch sử được chia sẻ giữa mọi người trong một xã hội có ảnh hưởng đến việc tự-báo-cáo cuộc sống thỏa mãn. Lấy ví dụ, như bảng bên dưới cho thấy, các quốc gia có văn hóa và lịch sử tương tự Châu Mỹ Latinh có trạng thái thân tâm an lạc chủ quan cao hơn so với các quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế. (Bảng này phác họa tự báo cáo cuộc sống thỏa mãn như một phép đo 10 điểm trong thang Cantril ở trục tung, đối lại với GDP đầu người ở trục hoành).
Châu Mỹ Latinh không phải là trường hợp đặc biết trong lĩnh vực này. Ví dụ, các quốc gia trước đây từng là communist có xu hướng có trạng thái thân tâm an lạc chủ quan thấp hơn các quốc gia khác với cùng đặc tính và mức độ phát triển kinh tế.
Một số nghiên cứu học thuật trong tâm lý học tích cực thảo luận các mẫu khác. Diener và Suh (2002) viết: “Trong các năm gần đây sự khác biệt về văn hóa trong trạng thái thân tâm an lạc chủ quan đã được khám phá, với sự hiểu biết rõ rằng có sự khác biệt sâu xa trong việc cái gì làm con người hạnh phúc. Lấy ví dụ, lòng tự trọng, là cái liên kết không mạnh với cuộc sống thỏa mãn, và người hướng ngoại có liên kết không mạnh với ảnh hưởng dễ chịu trong nền văn hóa tập thể so với văn hóa cá nhân”.
Theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có nghiên cứu nghiêm ngặt nào khám phá cơ chế nhân quả liên kết văn hóa và hạnh phúc. Dầu vậy, nó dường như là tự nhiên để mong chờ rằng các yếu tố văn hóa hình thành cách thức con người hiểu hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Mối quan hệ giữa cảm giác tự do và cuộc sống thỏa mãn
Một kênh đặc biệt thông qua môi trường xã hội có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc là tự do: xã hội chúng ta sống có thể ảnh hưởng lớn đến các khả năng lựa chọn điều gì chúng ta có để phát triển cuộc sống của chính chúng ta.
Đồ hình bên dưới cho thấy mối quan hệ giữa tự-báo-cáo về cảm giác tự do và tự-báo-cáo về sự hài lòng trong cuộc sống sử dụng dữ liệu từ Gallup World Poll. Biến đo lường sự hài lòng trong cuộc sống tương ứng với điểm số trung bình cấp quốc gia của người trả lời khảo sát câu hỏi của Thang Ladder (thang đo 0 – 10, với 10 là mức độ cao nhất có thể về cuộc sống thỏa mãn); trong khi biến đo tự do tương ứng với tỷ lệ người đồng ý với tuyên bố “Trong đất nước này, tôi thõa mãn với sự tự do lựa chọn điều gì tôi làm với cuộc sống của mình”.
Như chúng ta có thể thấy, có một mối quan hệ tích cực rõ ràng: các quốc gia nơi mọi người cảm thấy tự do và tự chủ cuộc sống có xu hướng là các quốc gia mà công dân ở đó hạnh phúc hơn. Như Inglehart và các cộng sự (2008) cho thấy, mối quan hệ tích cực này được giữ thậm chí sau khi chúng tôi điều chỉnh các yếu tố khác, chẳng hạn như thu nhập và sức mạnh của tôn giáo.
Điều thú vị là, bảng này cũng cho thấy trong khi có một số quốc gia có cảm giác về sự tự do là cao nhưng điểm số cuộc sống thỏa mãn lại thấp (ví dụ như Rwanda); thì lại không có quốc gia nào có cảm giác tự do thấp nhưng điểm số trung bình thỏa mãn cuộc sống lại cao (không có quốc gia nào ở phía trên bên trái của bảng).
Theo hiểu biết của chúng tôi thì không có nghiên cứu nghiêm ngặt khám phá cơ chế nhân quả liên kết giữa sự tự do và hạnh phúc. Dù vậy, nó dường như là tự nhiên để mong đợi rằng sự tự quyết và không có sự ép buộc là thành phần quan trọng mà mọi người dùng để xem xét một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và hạnh phúc.

Mối liên kết giữa phương tiện truyền thông và sự buồn rầu
Có một số nghiên cứu phát hiện ra có một mối liên kết giữa việc thể hiện cảm xúc với các nội dung tiêu cực trong tin tức và sự thay đổi tâm trạng.
Lấy ví dụ Johnston và Davey (1997), đã thực hiện một thử nghiệm bằng cách biên tập các tin tức ngắn trên Tivi theo ba dạng là tích cực, trung tính hoặc tiêu cực, rồi sau đó chiếu chúng cho ba nhóm người khác nhau. Các tác giả phát hiện ra là những người xem các clip “tiêu cực” có khả năng cao báo cáo tâm trạng buồn.
Mối liên kết này giữa nội dung cảm xúc trong tin tức và sự thay đổi tâm trạng là rất quan trọng nếu chúng ta để ý rằng người duyệt tin trước khi đăng (media gatekeepers) có xu hướng thích đưa tin theo kiểu tiêu cực hóa sự tích cực của các sự kiện đáng tin cậy (lấy ví dụ, xem Combs và Slovic 1979).
Tất nhiên, tâm trạng thì không đồng nhất với cuộc sống thỏa mãn. Tuy nhiên, như chúng ta thảo luận bên dưới trong phần chất lượng dữ liệu và cách đo lường, các khảo sát đo hạnh phúc thường nắm bắt khía cạnh cảm xúc của trạng thái thân tâm. Và trong bất cứ trường hợp nào, nhận thức của con người về điều gì có ý nghĩa mang đến ý nghĩa đời sống đầy đủ là cái có ảnh hưởng mạnh nhất bởi sự mong chờ của họ về cái gì là có thể và có khả năng xuất hiện trong đời họ; và điều này cũng cho thấy sự phụ thuộc vào sự phơi nhiễm truyền thông.
III. Chất lượng dữ liệu và Cách đo lường
“Hạnh phúc” có thể thực sự đo được không?
Cách tự nhiên nhất trong việc cố gắng đo cảm nhận chủ quan về trạng thái thân tâm an lạc là hỏi mọi người họ nghĩ và cảm thấy điều gì. Thực tế, đây là cách tiếp cận phổ biến.
Trong thực hành, các nhà nghiên cứu xã hội có xu hướng dựa vào các câu hỏi điều tra trực tiếp về hạnh phúc, hoặc các câu hỏi điều tra về sự hài lòng trong cuộc sống. Thời gian đầu các nhà nghiên cứu có xu hướng đo các khía cạnh trải nghiệm hoặc cảm xúc của trạng thái thân tâm an lạc (ví dụ “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc”), nhưng về sau này họ có xu hướng đo các khía cạnh đánh giá hoặc nhận thức của trạng thái thân tâm an lạc (ví dụ “Tôi nghĩ bản thân mình có một cuộc sống rất tích cực”).
Tự-báo-cáo về hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống được biết là có tương quan với những thứ mà mọi người thường có cùng với sự mãn nguyện, chẳng hạn như vui vẻ và hay mỉm cười. (Trong sơ đồ phân tán dưới đây, bạn có thể thấy các quốc gia nơi mọi người có mức độ cao chủ quan về sự hài lòng trong cuộc sống cũng là những quốc gia có xu hướng cười nhiều hơn).

Các nhà tâm lý học thực nghiệm cũng cho thấy báo cáo chủ quan về trạng thái thân tâm an lạc từ các khảo sát hóa ra là tương quan với sự hoạt động trong các phần bộ não liên kết với hoan lạc và sự thỏa mãn. Và nhiều khảo sát xác nhận rằng những người nói rằng họ hạnh phúc cũng có xu hướng ngủ tốt hơn và họ cũng nói rằng bản thân trải nghiệm các cảm xúc tích cực thường xuyên hơn.
Bảng dưới đây, phỏng theo Kahneman và Krueger (2006), cung cấp một danh sách các biến mà các nhà nghiên cứu phát hiện ra là liên quan đến việc báo cáo chủ quan về hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống.
Kết luận chính từ bằng chứng là các khảo sát dựa trên thang đo của hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống đã cung cấp bức tranh nhất quán và hợp lý của trạng thái thân tâm an lạc chủ quan.
Tương quan của cuộc sống hài lòng và hạnh phúc cao |
Thường xuyên cười |
Cười mắt (“nụ cười không giả tạo”) |
Sự đánh giá mức độ hạnh phúc của ai đó bởi những người bạn |
Thường xuyên nói về các cảm xúc tích cực |
Tính xã hội và hướng ngoại |
Chất lượng giấc ngủ |
Hạnh phúc với những người thân |
Tình trạng Sức khỏe tự-báo-cáo |
Thu nhập cao, và có thứ hạng thu nhập cao trong nhóm tham khảo |
Tham gia hoạt động tôn giáo |
Sự thay đổi hoàn cảnh gần đây theo hướng tích cực (tăng thu nhập, làm đám cưới) |
Có phải sự “hài lòng trong cuộc sống” là tương tự “hạnh phúc”?
Trong bài viết này, chúng ta thảo luận về dữ liệu và nghiên cứu thực nghiệm về hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Dầu vậy, điều quan trọng cần nhớ là “sự hài lòng trong cuộc sống” và “hạnh phúc” không thực sự đồng nghĩa. Và điều này tất nhiên được phản ánh trong dữ liệu, khi các thang đo chủ quan của hai biến đến từ các cách hỏi kiểu câu hỏi khác nhau.
World Value Survey hỏi trực tiếp về hạnh phúc: “Tổng kết tất cả lại, bạn sẽ nói bản thân mình là (1) Rất hạnh phúc, (2) Khá hạnh phúc, (3) Không hạnh phúc lắm, (4) Chẳng hạnh phúc tí nào, (5) Tôi không biết.”
Gallup Wordld Poll, mặt khác sử dụng câu hỏi Thang Cantril và yêu cầu người trả lời đánh giá về cuộc sống của họ: “Tưởng tượng một cái thang, với các nấc được đánh số từ 0 ở dưới cùng đến 10 ở trên cùng. Nấc trên cùng của thang đại diện cho cuộc sống tốt nhất có thể có của bạn và nấc dưới cùng đại diện cho cuộc sống tồi tệ nhất có thể có của bạn. Nấc thang nào bạn cảm thấy bản thân mình đang đứng vào thời điểm này?”
Như sơ đồ phân tán sau cho thấy, hai thang đo này rõ ràng rất gần gũi nhau (các quốc gia có điểm số cao trong một thang đo cũng có xu hướng có điểm số cao trong thang đo còn lại), tuy nhiên chúng không giống nhau (có sự phân tán đáng kể, với tỷ lệ khá lớn các quốc gia có cùng điểm số về mặt này nhưng lại phân tách xa nhau trong mặt khác).
Sự khác biệt của những người trả lời câu hỏi kiểm tra về sự hài lòng trong cuộc sống và hạnh phúc là thích hợp với ý tưởng rằng trạng thái thân tâm an lạc chủ quan có hai khía cạnh: một mặt là trải nghiệm hoặc cảm xúc, và một mặt là đánh giá hoặc nhận thức. Tất nhiên, giới hạn giữa khía cạnh nhận thức và cảm xúc của trạng thái thân tâm an lạc là không rõ ràng, mờ nhòe lên nhau trong tâm trí của chúng ta; Vì vậy trong thực tế cả hai kiểu câu hỏi đo cả hai khía cạnh ở mức độ nào đó. Thật vậy, các nhà khoa học xã hội thường xây dựng “chỉ số thân tâm an lạc chủ quan” dựa trên việc đơn giản đưa ra kết quả trung bình từ nhiều kiểu câu hỏi.
Hạnh phúc trung bình thực sự có ý nghĩa?
Cách thức phổ biến nhất để phân tích dữ liệu về hạnh phúc gồm có việc nói chuyện với một nhóm trung bình. Trên thực tế, so sánh xuyên-quốc gia về cảm nhận chủ quan về cuộc sống thỏa mãn, như chúng trình bày trong “Bảng xếp hạng hạnh phúc”, dựa trên báo cáo trung bình ở tầm quốc gia trên thang đo từ 0 tới 10 (Thang Cantril).
Có hợp lý không khi lấy điểm số trung bình về sự thỏa mãn trong cuộc sống. Hoặc, trong cách nói kỹ thuật hơn: liệu điểm số tự báo cáo Cantril thực sự là một thước đo chủ yếu về trạng thái thân tâm an lạc?
Bằng chứng nói với chúng ta rằng các báo cáo dựa vào khảo sát trên Thang Cantril cho phép đo lường hợp lý – người trả lời đã tìm ra cách thức để chuyển các nhãn lời nói, như “rất tốt” và “rất tệ”, thành các con số có giá trị gần đúng tương đương.
Nhưng cũng như với bất kỳ chỉ số tổng hợp nào khác của tiến bộ xã hội, con số trung bình cần giải thích cẩn thận, thâm chí nếu chúng tạo ra cảm giác số học rõ ràng rành mạch. Lấy ví dụ, nếu chúng ta nhìn vào hạnh phúc theo lứa tuổi trong các quốc gia cho trước, chúng ta có thể thấy, người già hơn dường như không hạnh phúc hơn so với người trẻ. Tuy nhiên điều này có thể có nguyên nhân gây ra bởi tuổi trung bình từ việc xác định nhanh hai yếu tố gây nhiễu: hiệu ứng tuổi (những người thuộc cùng một nhóm sẽ hạnh phúc hơn khi họ già đi, xuyên qua tất cả các nhóm) và hiệu ứng nhóm (xuyên qua tất cả độ tuổi, các thế hệ trước ít hạnh phúc hơn so với thế hệ hiện tại). Nếu hiệu ứng nhóm là rất mạnh, một đánh giá nhanh có thể thậm chí đưa ra một bức tranh gợi ý rằng mọi người trở nên ít hạnh phúc khi họ già đi, mặc dù chính xác thì điều ngược lại mới thực sự đúng trong tất cả các thế hệ.
Ví dụ này là sự thực được lấy ra từ đời sống thực tế: Sử dụng dữ liệu từ Hoa Kỳ, Sutin và cộng sự (2013) cho thấy cảm nhận chủ quan về trạng thái thân tâm an lạc có xu hướng gia tăng cùng với tuổi tác qua các thế hệ, nhưng ở mức độ tổng thể của trạng thái thân tâm an lạc lại phụ thuộc vào thời điểm người ta sinh ra.
Ngôn ngữ ảnh hưởng thế nào tới sự so sánh hạnh phúc giữa các quốc gia?
Sự khác biệt ngôn ngữ thường được xem như trở ngại chính (major obstacle) cho khả năng thực hiện so sánh về hạnh phúc xuyên-quốc-gia. Dầu vậy, có bằng chứng cho thấy rằng các vấn đề so sánh (comparability issues), ít nhất trong sự tôn trọng dành cho ngôn ngữ, ít mơ hồ hơn nhiều người nghĩ.
Lấy ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng trong các cuộc phỏng vấn trong đó những người trả lời được cho xem các bức ảnh hoặc video của người khác, người trả lời có thể xác định rộng rãi liệu người mà họ xem đang hạnh phúc hay buồn phiền; và điều này cũng đúng khi người trả lời được yêu cầu để dự đoán đánh giá của các cá nhân từ cộng đồng văn hóa khác. (Để có bằng chứng cho điều này, xem Sandvik và các cộng sự, 1993; Diener và Lucas, 1999).
Các nghiên cứu cũng cho thấy “các cảm xúc nguyên thủy / indigenous emotions” qua các nền văn hóa (ví dụ các cảm giác độc đáo mà chúng không có từ tương đương trong tiếng Anh) không được trải nghiệm thường xuyên hơn hoặc khác biết hơn so với các cảm xúc phổ biến được dịch.
Vì thế, kết luận là dường như có một số hiểu biết cơ bản giữa con người với nhau về điều gì có ý nghĩa là “hạnh phúc”. Thang đo dựa trên khảo sát chủ quan về cuộc sống thỏa mãn là thông tin có ý nghĩa (informative) về sự khác biệt giữa các quốc gia, thậm chí nếu những so sánh đó chắc chắn là có nhiễu.
IV. Nguồn dữ liệu
Các ước tính xuyên quốc gia
World Happiness Report
- Dữ liệu: Điểm số trung bình quốc gia về tự-báo-cáo cuộc sống thỏa mãn (Câu hỏi: Thang Cantril).
- Bản chất nguồn: Gallup World Poll
- Khoảng thời gian: Phụ lục dữ liệu trong Chương 2 của World Happiness Report 2017 bao gồm chuỗi từ 2005 đến 2016 (tuy nhiên có một số quốc gia không được khảo sát dài như vậy).
- Cung cấp tại: World Happiness Report 2017
Ủy ban Châu Âu – Eurobarometer Interactive
- Dữ liệu: Mức độ thỏa mãn trong cuộc sống (Câu hỏi: “Về tổng thể, bạn rất hài lòng, khá hài lòng, không quá hài lòng hay không hài lòng chút nào với cuộc sống của bạn ?“)
- Mức độ phủ về mặt địa lý: Các quốc gia Châu Âu
- Khoảng thời gian: 1973 – 2015
- Cung cấp tại: http://ec.europa.eu/commfrontoffice/publicopinion/index.cfm/Chart/index
World Value Survey (WVS)
- Dữ liệu: Hạnh phúc và Cuộc sống thỏa mãn, cũng như nhiều đặc tính xã hội và văn hóa khác từ nghiên cứu xuyên-quốc-gia và chuỗi thời gian. Dữ liệu vi mô (ví dụ tập dữ liệu với mỗi quan sát cho từng người trả lời) cũng được mở cho cộng đồng.
- Mức độ phủ về mặt địa lý: WVS bao phủ gần 100 xã hội (gần 90% dân số thế giới). Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều được quan sát trong mỗi đợt khảo sát (survey wave).
- Khoảng thời gian: Một số đợt khảo sát là từ năm 1981 đến năm 2014
- Cung cấp tại: http://www.worldvaluessurvey.org/WVSDocumentationWVL.jsp
Khảo sát Thái độ Toàn Cầu Pew / Pew Global Attitudes Survey
- Dữ liệu: Mức độ hài lòng trong cuộc sống (Câu hỏi: Thang Cantril). Bảng báo cáo quốc gia trả lời bằng điểm số (ví dụ biểu đồ ở tầm mức quốc gia)
- Mức độ phủ về mặt địa lý: 38 000 người trả lời ở 44 quốc gia
- Khoảng thời gian: Một số khảo sát từ năm 2002
- Cung cấp tại: http://www.pewglobal.org/
Một số trích dẫn phổ biến ước tính cho các quốc gia cụ thể được truy cập tự do
Khảo sát Xã hội Chung ở Hoa Kỳ / US General Social Survey
- Dữ liệu: Dữ liệu chuỗi thời gian về hạnh phúc và nhiều đặc tính văn hóa và xã hội khác (Câu hỏi: “Tóm lại, bạn sẽ nói như thế nào trong những ngày này – rằng bạn rất hạnh phúc, khá hạnh phúc, hoặc không quá hạnh phúc?“)
- Mức độ phủ về mặt địa lý: Hoa Kỳ
- Khoảng thời gian: Năm khảo sát bắt đầu từ 1972
- Cung cấp tại: https://gssdataexplorer.norc.org/
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh / British Office for National Statistics
- Dữ liệu: Ước tính về trạng thái thân tâm an lạc cá nhân (sự hài lòng trong cuộc sống, liệu bạn có cảm thấy những điều bạn làm trong đời là đáng giá, hạnh phúc và lo âu); chia nhỏ theo độ tuổi; tình trạng khuyết tật, tình trạng mối quan hệ, dân tộc, tôn giáo, giới tính và xu hướng tình dục, sử dụng Khảo sát Dân số Hàng năm (Annual Population Survey) kết hợp dữ liệu ba năm với nhau.
- Mức độ phủ về mặt địa lý: Anh Quốc và các quốc gia thành viên
- Khoảng thời gian: Dữ liệu gộp (Pooled data)
- Cung cấp tại: https://www.ons.gov.uk/
Đức – Deutsche Post Glücksatlas
- Dữ liệu: Thông tin tự báo cáo cấp bang về sự hài lòng trong cuộc sống
- Mức độ phủ về mặt địa lý: Đức
- Khoảng thời gian: Dữ liệu gộp (2012 – 2016 hoặc các dữ liệu được phát hành sau này)
- Cung cấp tại: http://www.gluecksatlas.de/
Một số trích dẫn phổ biến về khảo sát quốc gia cụ thể với khả năng truy cập hạn chế
- Hội đồng Kinh tế-Xã hội Đức / German socio-economic panel (SOEP)
- Hội đồng Khảo sát Hộ gia đình Anh Quốc (BHPS)
- Hộ gia đình, thu nhập và biến động thị trường lao động trong khảo sát ở Australia (HILDA)
Kho lưu trữ dữ liệu
Cơ sở dữ liệu Toàn cầu về Hạnh phúc (World Databse of Happiness), được lưu trữ ở ”Erasmus University Rotterdam”, cung cấp dữ liệu về sự giàu có và các kết quả nghiên cứu về hạnh phúc. Nó được miêu tả bởi các tác giả như sau: “một cơ sở lưu trữ các kết quả nghiên cứu về cảm giác vui thích chủ quan của đời sống”.
Trong cơ sở lưu trữ này, bạn có thể tìm thấy các chỉ số về sự bất bình đẳng hạnh phúc, cũng như hạnh phúc theo chuỗi thời gian cho hầu hết các quốc gia. Bạn cũng có thể tìm thấy các nghiên cứu tương quan về bất kỳ chỉ số nào bạn có thể nghĩ tới. Nó cũng cung cấp một danh sách các công cụ (“ứng dụng”) có thể ghi lại hạnh phúc của chính bạn và đem so sánh với hạnh phúc của những người khác và/hoặc theo dõi hạnh phúc của bạn qua thời gian.
(Dịch từ bài viết Happiness and Life Satisfactions – Tác giả: Esteban Ortiz-Ospina và Max Roser – Website: Our World in Data)