Mưu cầu hạnh phúc: Tại sao đau đớn giúp chúng ta cảm thấy khoái sướng

Ý tưởng rằng chúng ta có thể đạt được hạnh phúc bằng cách tối đa hóa khoái lạc và tối thiểu hóa đau đớn là vừa trực quan mà cũng phổ biến. Dầu vậy, sự thật lại rất khác: Một mình khoái lạc không thể làm chúng ta hạnh phúc được.
Hãy xem xét trường hợp của Christina Onassis, con gái của ông trùm tàu biển Aristotle Onassis. Cô thừa hưởng gia tài ngoài sức tưởng tượng và tiêu nó vào những niềm vui xa hoa nhằm nỗ lực làm giảm bớt bất hạnh của mình. Cô chết vào năm 37 tuổi, và tiểu sử của cô, có tiêu đề phụ Tất cả Đau Đớn Tiền Có Thể Mua, kể lại cuộc đời toàn những lãng phí không thể tưởng tượng nổi góp phần vào nỗi đau khổ của Christina Onassis.
Aldous Huxley nhận ra khả năng của các khoái lạc bất tận có thể dẫn đến các xã hội tàn bạo, bệnh tật (dystopian) trong tiểu thuyết năm 1932 Brave New World. Mặc dù ý tưởng về khoái lạc bất tận có vẻ như là cái gì đó rất đẹp đẽ, thì trong thực tế thường rất khác.
Chúng ta cần đau đớn để đưa ra được mặt đối lập cho khoái lạc; nếu không có nó, cuộc sống trở nên đờ đẫn, buồn chán, và thật lòng không ai mong muốn cả. Giống như một người nghiện sô-cô-la trong cửa hàng sô-cô-la, chúng ta nhanh chóng quên mất ngay từ đầu rằng, điều đó làm cho mong muốn của chúng ta trở nên quyến rũ như thế nào.
Các bằng chứng mới đây cho thấy đau đớn có thể thực sự làm tăng thêm khoái lạc và hạnh phúc chúng ta có được từ cuộc sống. Như tôi và các cộng sự mới đây đã nêu ra trong tạp chí Đánh Giá Tâm Lý Học Xã Hội và Nhân Cách, đau đớn thúc đẩy khoái lạc và giữ chúng ta kết nối với thế giới quanh mình.
Đau đớn xây dựng khoái lạc
Một ví dụ rất tuyệt về cách đau đớn thúc đẩy khoái lạc là trải nghiệm thường được đề cập dưới tên gọi “runner’s high“. Sau khi hoạt động thể chất gắng sức cường độ cao, những người chạy bộ trải nghiệm cảm giác hưng phấn liên kết với việc tạo ra opioids, một dạng hóa chất thần kinh cũng được tiết ra trong việc đáp ứng lại đau đớn.
Nghiên cứu khác cho thấy, trải nghiệm cảm giác giảm đau không chỉ làm tăng cảm giác của chúng ta về hạnh phúc, mà còn làm giảm cảm giác của chúng ta về nỗi buồn. Đau đớn có thể không phải là trải nghiệm khoái lạc tự thân, nhưng nó xây dựng khoái lạc của chúng ta theo các cách mà một mình khoái lạc đơn giản là không thể đạt được. Đau đớn cũng có thể làm chúng ta cảm thấy việc tự thưởng cho mình các trải nghiệm khoái lạc là điều hợp lý hơn – hãy nhớ lại có bao nhiêu người đã tự thưởng cho bản thân mình chút ít sau chuyến đi đến phòng tập thể dục.
Tôi và các cộng sự đã kiểm tra khả năng này bằng cách yêu cầu mọi người nắm lấy các viên đá lạnh trong tay và sau đó cung cấp cho họ một trong hai lựa chọn là lấy thanh sô-cô-la hiệu Caramello Koala hoặc bút đánh dấu như là một món quà.
Những người tham gia không trải nghiệm bất cứ đau đớn nào có 74 phần trăm chọn bút đánh dấu. Nhưng với ai trải qua đau đớn chỉ có 40 phần trăm chọn bút: Họ có khả năng chọn sô-cô-la nhiều hơn. Đau đớn, có vẻ làm cho thanh sô-cô-la vô tội.
Đau đớn kết nối chúng ta với thế giới
Con người tiếp tục tiềm kiếm những cách thức mới để làm sạch tâm trí họ và kết nối với các kinh nghiệm của họ ngay lập tức/trực tiếp. Thử nghĩ về sự phổ biến của thực hành thiền chánh niệm – cái hướng đến việc đưa chúng ta tiếp chạm với trải nghiệm trực tiếp của thế giới. Đấy là lý do tốt để tin rằng đau đớn có thể có hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu tương tự này. Tại sao? Bởi vì đau đớn tóm lấy sự chú ý của chúng ta.
Tưởng tượng một cuốn sách lớn rơi vào ngón chân bạn giữa cuộc trò chuyện. Bạn sẽ hoàn thành cuộc trò chuyện hay là chú ý và ngón chân mình? Đau đớn lôi chúng ta vào trong khoảnh khắc, và sau đau đớn, chúng ta cảnh giác hơn và hòa hợp với cảm giác môi trường quanh ta – chúng ta ít bị các ý nghĩ về quá khứ hoặc tương lai bắt lấy.
Tôi và các cộng sự vừa mới kiểm tra xem liệu rằng hiệu ứng này của đau đớn có thể cũng có một số lợi ích nào đấy không. Chúng tôi yêu cầu mọi người ăn bánh sô-cô-la Tim Tam sau khi họ dùng tay nắm lấy các viên đá lạnh lâu nhất có thể. Chúng tôi phát hiện ra rằng, những người trải qua đau đớn trước khi ăn bánh Tim Tam đã thưởng thức nó nhiều hơn những ai không có đau đớn.
Trong hai nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi chỉ ra rằng, đau đớn làm tăng cường độ của hàng loạt các vị khác nhau và làm giảm ngưỡng nhận biết sự khác biệt hương vị. Môt lý do mà mọi người thích sô-cô-la nhiều hơn sau khi trải qua đau đớn là vì nó thực sự có vị ngon hơn – hương vị họ trải nghiệm có cường độ cao hơn, và họ nhạy cảm hơn với nó.
Các phát hiện của chúng tôi làm sáng tỏ lý do tại sao vị của Gatorade (một loại nước uống thể thao) lại tuyệt hơn nhiều sau khi chạy dài vất vả, tại sao bia lạnh lại thơm ngon hơn sau một ngày lao động mệt nhoài, và tại sao sô-cô-la nóng lại tuyệt hơn khi bạn bước vào từ nơi lạnh giá: Đau đớn, theo nghĩa đen đưa chúng ta tiếp chạm với các trải nghiệm về thế giới một cách trực tiếp, cho phép các khoái lạc có thể trở nên mạnh và nhiều hơn.
Đau đớn kết nối chúng ta với người khác
Bất cứ ai có kinh nghiệm về thảm họa nghiêm trọng sẽ biết rằng những sự kiện như vậy đưa con người lại gần nhau hơn. Hãy để ý đến 55 ngàn tình nguyện viên giúp đỡ dọn dẹp sau trận lũ năm 2011 ở Brisbane hay cảm thấy tinh thần cộng đồng đã phát triển như thế nào ở New York đế phản ứng lại sự kiện 11 tháng 9.
Các nghi lễ đầy đau đớn được sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử để tạo ra sự hợp tác và gắn kết trong nhóm người. Một nghiên cứu gần đây kiểm tra một nghi lễ kiểu như vậy – nó có tên kevadi ở Mauritius – phát hiện ra rằng những người tham gia trải nghiệm đau đớn có khả năng cao trao tặng tiền cho cộng đồng hơn so với những ai chỉ đơn giản quan sát buổi lễ. Trải nghiệm đau đớn, hoặc đơn giản là quan sát người khác đau đớn, làm cho người ta hào phóng hơn.
Xây dựng theo hướng này, tôi và các cộng sự có những người trải qua đau đớn trong các nhóm. Xuyên qua ba nghiên cứu, một lần nữa, những người tham gia sẽ hoặc là nhúng tay họ vào trong nước đá hoặc giữ tư thế đứng tấn (held a squat postion) lâu nhất có thể hoặc ăn ớt tươi rất cay.
Chúng tôi so sánh những trải nghiệm này với nhóm điều kiện kiểm soát không-đau-đớn và phát hiện ra rằng đau đớn làm tăng khả năng hợp tác trong nhóm. Sau khi chia sẻ đau đớn, mọi người cảm thấy liên kết với nhau hơn và trở nên hợp tác hơn trong một trò chơi về kinh tế. Họ có khả năng cao hơn nhận lấy các nguy cơ cá nhân để đem lại lợi ích tổng thể cho cả nhóm.
Một khía cạnh khác của đau đớn
Đau đớn cũng thường liên kết với bệnh tật, chấn thương, hoặc sự nguy hại. Thường chúng ta không thấy đau đớn cho đến khi nó liên kết đến một vấn đề rắc rối, và trong các trường hợp như vậy, đau đớn có thể có một số lợi ích. Tuy nhiên chúng ta cũng trải nghiệm đau đớn nhất định trong các hoạt động thường ngày và lành mạnh.
Hãy để ý đến thử thách dội nước đá lên đầu (để thúc đẩy nhận thức về bệnh ALS / xơ cứng teo cơ một bên). Bẳng cách để cả cơ thể chịu đựng nước đá lạnh buốt, chúng ta có thể nâng cao sự hỗ trợ chưa từng có cho một nguyên nhân tốt.
Học hỏi rằng đau đớn có thể có hậu quả tích cực nhất định không chỉ quan trọng cho việc hiểu đau đớn tốt hơn, mà nó cũng có thể giúp chúng ta quản lý đau đớn khi nó trở thành vấn đề. Đóng khung đau đớn như là cái tích cực hơn là cái tiêu cực, làm gia tăng các hóa chất thần kinh đáp ứng lại để giúp chúng ta quản lý nó tốt hơn.
(Dịch từ bài viết In Pursuit of Happiness: Why Pain Helps Us Feel Pleasure – Tác giả: Brock Bastian Ph.D – Website: Psychology Today)