Hậu quả kinh tế của bất bình đẳng thu nhập

Bất bình đẳng thu nhập không cao ở Hoa Kỳ kể từ Đại Khủng Hoảng (Great Depression – xem các con số bên dưới). Theo một số ước tính, bất bình đẳng tài sản thậm chí còn cao hơn mặc dù thang đo của nó có nhiều vấn đề hơn so với thu nhập. Sự chênh lệch lớn này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế trong tương lai? Mặc dù không có câu trả lời rõ ràng, nhưng nghiên cứu học thuật gần đây đưa ra một số đầu mối có thể mong đợi.
Trên hết, chúng ta phải có khả năng dự đoán hiệu ứng của bất bình đẳng thu nhập lên sự phát triển kinh tế, đây là chủ đề trong luận án tiến sĩ của tôi. Nghiên cứu lý thuyết cho thấy rằng điều này có thể ảnh hưởng theo cả hai hướng, nghĩa là, sự bất bình đẳng dẫn đến phát triển và ngược lại. Chúng tôi có bằng chứng thực nghiệm khá vững chắc cho thấy rằng bất bình đẳng thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội di chuyển song song cùng nhau, nhưng không rõ hiệu ứng của nó, nếu có thì cái nào mang tính quyết định. B. Atems và J. Jones cố gắng giải quyết các hiệu ứng này trong bài viết gần đây của họ. Sử dụng dữ liệu của các tiểu bang ở Hoa Kỳ, họ phát hiện ra rằng bất bình đẳng thu nhập ở mức cao làm giảm sự phát triển kinh tế, và hiệu ứng này tiềm ẩn lâu dài rằng gia tăng bất bình đẳng có ảnh hưởng tiêu cực dài hạn lên sự phát triển kinh tế. Bất bình đẳng cũng có thể có các hiệu ứng khác ở những quốc gia nghèo đói và giàu có. Mặc dù các nghiên cứu thêm nữa là cần thiết, các bằng chứng thực nghiệm hiện có chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập có hiệu ứng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các nền kinh tế giàu mạnh.

Đâu là các con đường của hiệu ứng tiêu cực này? Ở Hoa Kỳ, bất bình đẳng thu nhập có thể làm giảm cơ hội học tập của những người nghèo hơn, nếu họ không có đủ khả năng chi trả học phí. Điều này có thể kìm hãm vốn con người và chuyên môn nghề nghiệp thấp hơn khả năng tối ưu cho sự phát triển kinh tế. Bất bình đẳng thu nhập cũng được nhận thấy là ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe làm giảm năng suất và phát triển.
Những kênh gián tiếp khác có thể được tạo ra thông qua bất ổn tài chính. Có một số bằng chứng thực nghiệm mới chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập có thể gia tăng khả năng có khủng hoảng tài chính. Một số nhà kinh tế học nổi tiếng đã lập luận rằng bất bình đẳng thu nhập có thể đứng đằng sau cả Đại Khủng Hoảng trước kia và Đại Suy Thoái gần đây. Nó đưa ra kiến giải là bất bình đẳng thu nhập là nguyên nhân gây bất ổn tài chính bằng cách gia tăng đòn bẩy trong nền kinh tế, thông qua việc khuyến khích người tiêu dùng và các doanh nghiệp phải chịu rủi ro (quá nhiều) và bằng cách trợ cấp cho thị trường thế chấp (mortgage market). Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy bất bình đẳng có thể làm tăng đòn bẩy (mức cho vay của ngân hàng) trong nền kinh tế mặc dù mối quan hệ dường như không quá mạnh ở Hoa Kỳ. Tôi hiện không biết nghiên cứu nào về các kênh khác thông qua bất bình đẳng có thể làm tăng bất ổn tài chính.
Nếu bất bình đẳng thu nhập thực sự dẫn đến sự phát triển kinh tế chậm lại và sự mất ổn định tài chính, làm thế nào để khắc phục điều này? Tôi không phải là fan lớn của “học thuyết Piketty”, rằng thuế bang phải tăng lên để đối phó với sự bất bình đẳng. Thuế chỉ chuyển tiền từ tài sản riêng tư sang khu vực công và rõ ràng là công chức không phân bổ tốt nguồn vốn này. Phần Lan có thuế cao và phân phối thu nhập khá đồng đều nhưng lại là một nền kinh tế trì trệ (stagnating economy), và điều này không chỉ vì đồng euro mà thôi.
Mặc dù Phần Lan là một nước giàu có, họ khá nghèo khi xét đến tài sản cá nhân. 1 phần trăm giàu nhất chỉ sở hữu khoảng 13 phần trăm tổng tài sản, trong khi 1 phần trăm giàu nhất ở Thụy Điển nắm giữ đến 30 phần trăm tổng tài sản. Những người có thu nhập cao nhất có quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital) để cung cấp cho những ai làm khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES’s), điều này là quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp mới và cũng là sự thành công của đất nước trên tổng thể. Bởi vì thu nhập và tài sản ở Phần Lan phân phối đều, Phần Lan có lượng vốn đầu tư mạo hiểm giới hạn, điều này làm hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các công ty mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Phần Lan cũng thiếu vốn, cái làm cản trở khả năng mở rộng của họ. Thêm vào đó, chi phí gián tiếp của việc làm khiến cho thuê công nhân rất tốn kém, dẫn đến gia tăng thất nghiệp. Điều này kết hợp với tiền thuế cao làm giảm thu nhập cung ứng cho tiêu dùng và tiết kiệm cá nhân.
Vì ở Phần Lan, thuế cao và các loại thuế gián tiếp tốn kém khác hiện là một gánh nặng lớn cho nền kinh tế. Dầu vậy, có hai thứ ở Phần Lan vẫn hoạt động vì lợi ích của nền kinh tế: miễn phí (tiền tài trợ cộng đồng) giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc điểm của hệ thống ở Phần Lan là không một ai bị buộc phải loại trừ khỏi nền giáo dục hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên thu nhập của họ. Những biện pháp như vậy cũng thích hợp để giảm bớt bất bình đẳng thu nhập ở các quốc gia khác, bởi vì chúng có xu hướng gia tăng năng suất của quốc gia và do vậy dẫn đến phát triển kinh tế nhanh hơn.
Khi mọi người nói về bất bình đẳng kinh tế, cũng cần phải nhớ rằng, trong khi bất bình đẳng tăng lên ở các quốc gia giàu có trong suốt 30 năm qua, nghèo đói toàn cầu đã giảm triệt để trong cùng giai đoạn này. Toàn cầu hóa và sự dịch chuyển tự do nguồn vốn đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói, trong khi chúng có thể gây tổn thương cho tầng lớp lao động ở các nước giàu có như Hoa Kỳ và Phần Lan.
Bất bình đẳng kinh tế có thể là nguyên nhân của các rắc rối cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong tương lai gần, nhưng các phương tiện nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng phải được lên kế hoạch cẩn thận. Lúc nào cũng tốt hơn cho sự phát triển kinh tế dù với bất bình đẳng thu nhập cao, hơn là sự trì trệ của nền kinh tế với phân phối thu nhập ổn định. Phần Lan đang từ từ và đau đớn học bài học đó.
(Dịch từ bài viết The Economic Consequences of Income Inequality – Tác giả: Tuomas Malinen – Website: Huffington Post)