Khi tâm trí lang thang, hạnh phúc cũng lạc đường

tâm trí lang thang

Để có trải nghiệm nhanh chóng cho chuyện này. Trước khi bạn đọc đoạn kế tiếp, cứ để tâm trí bạn đi lang thang bất cứ nơi nào nó muốn đi. Nhắm mắt lại trong vài giây thôi, bắt đầu ngay…bây giờ

Và bây giờ, chào mừng quay lại giả thuyết về trải nghiệm của chúng ta: Bất cứ nơi nào tâm trí của bạn đã đến – dù là bãi biển, công việc của bạn, bữa trưa của bạn, các hóa đơn chưa thanh toán của bạn – cái còn được gọi là giấc mơ ngày (daydeaming) này không có khả năng (likely) làm bạn hạnh phúc bằng việc tập trung mạnh mẽ vào các phần còn lại của bài viết.

Tôi không chắc mình tin vào dự đoán này đâu, nhưng tôi có thể cam đoan với bạn rằng nó được phát biểu dựa trên số lượng khổng lồ các mơ mộng được liệt kê trong vấn đề hiện tại của khoa học. Bằng cách sử dụng một ứng dụng iPhone có tên là trackyourhappiness, các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard đã liên lạc với mọi người trên khắp thế giới tại các thời điểm ngẫu nhiên để hỏi họ có cảm nhận như thế nào, họ đang làm gì và họ đang nghĩ gì.

Phát hiện ít ngạc nhiên nhất, dựa trên 250 ngàn phản hồi từ hơn 2200 người, người hạnh phúc nhất trên thế giới là người đang tận hưởng hoan lạc ái tình. Hoặc ít nhất họ đang tận hưởng nó cho đến khi iPhone gửi thông báo làm ngắt quãng.

Các nhà nghiên cứu không chắc có bao nhiêu người trong số họ dừng lại để cầm lấy điện thoại và bao nhiêu người đợi cho đến khi xong xuôi việc mới trả lời. Không may là họ cũng không biết bất cứ cách nào để đánh giá những suy nghĩ – hạnh phúc, không hạnh phúc, âm mưu giết người – đã đi qua tâm trí của người tham gia khi họ cố gắng bắt đầu trở lại.

Khi yêu cầu đánh giá cảm giác của họ trên thang điểm từ 0 đến 100, với 100 là “rất tốt,” những người đang quan hệ với bạn tình trung bình đánh giá ở mốc 90. Nó cao hơn 15 điểm so với hoạt động tốt thứ nhì ngay bên dưới – tập thể dục, tiếp sau rất gần là các hoạt động trò chuyện, nghe nhạc, đi bộ, ăn uống, cầu nguyện và thiền định, nấu ăn, đi mua sắm, chăm sóc em bé và đọc sách. Phần gần cuối của danh sách là các hoạt động chải chuốt cá nhân (grooming), khoảng thời gian dành cho việc đi lại (commuting) và lúc đi làm (working).

Khi hỏi về những ý nghĩ của họ, những người đang quan hệ với bạn tình ở trạng thái tập trung: chỉ 10 phần trăm thời gian họ có các ý nghĩ xao lãng khỏi việc đang làm. Nhưng khi con người làm bất cứ điều gì khác, tâm trí họ lang thang (mind wander) ít nhất 30 phần trăm thời gian, và có thể lên đến 65 phần trăm thời gian (đã được ghi nhận trong khoảng thời gian dành cho chải chuốt cá nhân).

Tính trên trung bình qua tất cả 250 ngàn phản hồi, tâm trí lang thang 47 phần trăm thời gian. Con số này làm kinh ngạc các nhà nghiên cứu Matthew Killingsworth và Daniel Gilbert.

“Tôi thấy nó thật kỳ lạ, bây giờ nhìn xuống đường xá đông đúc và nhận ra khoảng một nửa trong số họ không thực sự có mặt ở đó,” TS. Gilbert nói.

Bạn có thể giả thiết là tâm trí của mọi người lêu bêu khi họ đang vui vẻ, do vậy các ý nghĩ đi lạc này có lẽ là về điều gì đó dễ chịu thôi (pleasant) – nó có thể là trường hợp thực tế với những người đang quan hệ tình dục trong lều trại khi đi du lịch. Nhưng đối với 99,5 phần trăm mọi người, không có mối tương quan nào giữa niềm vui trong hoạt động và sự dễ chịu trong suy nghĩ của họ.

“Thậm chí nếu bạn làm điều gì đó thực sự vui vẻ,” anh Killingsworth cho biết, “nó có vẻ không bảo vệ được bạn chống lại những suy nghĩ tiêu cực. Tỉ lệ tâm trí lêu thấp hơn ở các hoạt động vui vẻ thích thú, nhưng khi mọi người để tâm trí đi lang thang, họ có khả năng để tâm trí hướng đến các ý nghĩ lêu bêu tiêu cực.”

Cho dù mọi người làm bất cứ điều gì, dù là quan hệ với bạn tình hoặc đọc sách hoặc đi mua sắm, họ sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn nếu họ tập trung vào hoạt động đấy thay vì nghĩ về điều gì đó khác. Trong thực tế, việc tâm trí họ đi lêu bêu cho phép dự báo tốt hơn về hạnh phúc so với những việc gì cụ thể mà họ làm.

“Nếu bạn yêu cầu mọi người hãy tưởng tượng là họ trúng số,” TS. Gilbert nói, “họ thường nói về những thứ họ sẽ làm – Tôi sẽ đến Ý, tôi sẽ mua du thuyền, tôi nằm nghỉ trên bãi biển” – và họ hiếm khi đề cập đến những điều họ sẽ nghĩ. Nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng vị trí của cơ thể vật lý ít quan trọng hơn nhiều vị trí của tâm trí, và những điều gì trước đây, có ảnh hưởng ít đến mức kinh ngạc tới sau này. Trái tim bạn đến nơi mà cái đầu bạn muốn, và không quan tâm nhiều đến đôi chân đang đặt nơi nao.”

Con người ít hạnh phúc hơn khi tâm trí họ đi đang lang, chắc chắn đã là mối tương quan rồi, nhưng có khả năng cái nào là nguyên nhân của cái nào không? (which causes which) Liệu có phải tâm trí đi lêu bêu là hậu quả hơn là nguyên nhân của việc không hạnh phúc?

Để điều tra nguyên nhân và kết quả, các nhà tâm lý học Đại học Harvard so sánh tâm trạng và ý nghĩ của mọi người theo dòng thời gian (the day went on). Họ phát hiện ra là nếu tâm trí ai đó lêu bêu, chẳng hạn vào 10h sáng, thì lúc 10h 15′ người đó có khả năng ít hạnh phúc hơn so với lúc 10h, có lẽ bởi vì những ý nghĩ đi lạc của họ. Nhưng nếu mọi người có tâm trạng xấu lúc 10h, họ không có nhiều khả năng lo lắng hoặc các mơ mộng vào lúc 10:15.

Anh Killingsworth nói rằng: “Chúng tôi thấy bằng chứng cho sự kiện rằng tâm trí lang thang là nguyên nhân dẫn đến việc không hạnh phúc, nhưng không tìm được bằng chứng cho giả thiết không hạnh phúc là nguyên nhân dẫn đến tâm trí lang thang”.

Kết quả này có thể làm thất vọng những người hay mơ mộng (daydreamers /có thể hiểu là những ý nghĩ dễ chịu về điều gì đó mà bạn thích làm hoặc cái gì đó mà bạn muốn đạt được trong tương lai), nhưng nó phù hợp với các lời khuyên tôn giáo và triết học: “Ở đây, Bây giờ,” như tiêu đề cuốn sách của yogi Ram Dass xuất bản năm 1971. Cụm từ này sau đó trở thành tiêu đề của bài hát George Harrison cảnh báo “một tâm trí thích đi lang thang quanh trong góc là một tâm trí không khôn ngoan / mind that likes to wander ’round the corner is an unwise mind

Các nhà tâm lý học gọi là “dòng chảy” – khi toàn bộ tâm trí bạn chìm đắm vào trong hoạt động – cái từ lâu được ủng hộ bởi những người không phải là nhà tâm lý. “Cuộc sống không dài đâu,” Samuel Johnson nói, “và không nên dành quá nhiều thời gian ngồi chơi không để suy tính nên sống thế nào.” (Life is not long, and too much of it must not pass in idle deliberation how it shall be spent) Henry Ford thậm chí còn nói toạc móng heo hơn (blunt): “Sự nhàn rỗi làm hỏng tâm trí.” Kết quả từ iPhone vừa xinh (jibe nicely) với một trong các câu nói ưa thích của William F. Buckley Jr.: “Nền công nghiệp là kẻ thù của u sầu.”

Ngoài ra, bạn có thể diễn giải dữ liệu của iPhone như sự ủng hộ cho châm ngôn triết học của Bobby McFerrin: “Đừng lo lắng, hãy hạnh phúc.” Bất hạnh được tạo ra bởi tâm trí lang thang phần lớn là kết quả của chuỗi các chủ đề liên quan đến “khó chịu”. Những ý nghĩ đi lạc làm mọi người khổ sở hơn so với việc đi lại hoặc phải làm việc hoặc bất cứ hoạt động nào khác.

Nhưng những người có các ý nghĩ lêu bêu thuộc chủ đề “trung tính” được xếp hạng chỉ thấp hơn một chút mức độ hạnh phúc trung bình tính trên tổng thể. Và khi ai đó mơ mộng điều gì thuộc chủ đề “dễ chịu”, họ thực sự hạnh phúc hơn trung bình một chút, mặc dù vậy cả hai đều không được hạnh phúc cho bằng những người mà tâm trí họ không lang thang.

Dĩ nhiên, có những lúc, khi các ý nghĩ không vui vẻ lại là các ý nghĩ hữu ích nhất. “Hạnh phúc trong khoảnh khắc không phải là lý do duy nhất để làm điều gì đó,” Jonathan Schooler nói – ông là nhà tâm lý học ở Đại học California, Santa Barbara. Nghiên cứu của ông cho thấy tâm trí lang thang có thể mang đến các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, điều mà có thể giúp chúng ta hạnh phúc hơn trong dài hạn.

Tuy nhiên, sau vài tháng thực hiện nghiên cứu qua ứng dụng trên iPhone, những người để tâm trí đi lang thang nhiều hơn vẫn ít hạnh phúc hơn những người còn lại, và quy tắc đạo đức – ít nhất là trong ngắn hạn – dường như là: bạn đi lạc, bạn sẽ phải trả giá. Vì vậy nếu bạn có thể tập trung tới đoạn cuối này, có lẽ bạn hạnh phúc hơn trường hợp bạn có những mơ mộng ngay lúc ban đầu. Nếu không, bạn có thể quay lại bắt đầu mơ mộng từ…bây giờ.

Hoặc bạn có thể cố gắng tập trung vào cái gì đó khác đang ở hiện tại, cuối cùng, đây là điều được khoa học đảm bảo giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Chỉ cần chắc chắn là bạn tắt điện thoại đi.

PS: Quà tặng thêm của người dịch, nếu bạn muốn nghe chính tác giả nghiên cứu là anh Killingsworth trình bày, thì đường link ở ngay bên dưới, thêm một điểm cộng là nó có phụ đề tiếng Việt nhé:

Để hạnh phúc hơn? Tập trung vào hiện tại.

(Dịch từ bài viết When the Mind Wanders, Happiness Also Strays – Tác giả: John Tierney – Website: The New York Times)

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *