Tìm kiếm hạnh phúc – một cái nhìn thoáng qua về ‘nghiện điểm đến’

Bài blog ngày hôm nay hoàn toàn không liên quan gì đến bài viết trước tôi viết về chủ đề “nghiện du lịch”. Một ngày nọ khi đang lướt Facebook, người bạn của tôi đăng hình với câu trích dẫn sau:
“Hãy coi chừng với chứng Nghiện Điểm Đến (Destination Addiction) – sự bận tâm với ý tưởng rằng hạnh phúc là ở nơi nào đó trong tương lai (next place), công việc sắp tới và với người tình sắp tới. Cho đến khi bạn từ bỏ ý tưởng rằng hạnh phúc là ở nơi nào đó khác, còn không thì bạn không bao giờ hạnh phúc ở nơi bạn đang đứng”
Câu trích dẫn trên không chỉ làm tôi thấy thích, mà còn thu hút sự chú ý của tôi khi nó sử dụng từ “nghiện”. Tôi nhanh chóng lên Google tìm kiếm thuật ngữ “nghiện điểm đến” và khá bất ngờ là đã tìm thấy một số bài viết về chủ đề này (nhưng không may là không có bài đăng nào được xuất bản trong tạp chí học thuật / academic journal). Thuật ngữ “nghiện điểm đến” được đặt tên bởi Bác sĩ Robert Holden (nhà tâm lý học Anh quốc – Giám đốc chương trình Dự án Hạnh Phúc và Trí thông minh Thành công) trong cuốn sách của ông năm 2011 Thành công Đích thực: Những bài học và thực hành thiết yếu từ Chương trình Huấn luyện Hàng đầu Thế giới về Trí thông minh Thành công (đây là phiên bản cập nhật của cuốn sách 2009 – Trí thông minh Thành công). Trong một blog trích nội dung từ cuốn sách của ông, Bác sĩ Holden đã viết:
“Có phải bạn sống đời mình chỉ để đạt đến điểm cuối cùng? Hầu hết mọi người trả lời câu hỏi này là ‘không’, nhưng không phải ai cũng sống như điều họ đã nói. Trong một xã hội hưng phấn quá khích (manic) mà hầu hết chúng ta trải nghiệm, mọi người biểu hiện sự điên cuồng, hành vi tâm thần mà tôi gọi là ‘Nghiện Điểm Đến’. Kiểu nghiện này là một cản trở lớn (major block) tới thành công. Mọi người chịu sự đau đớn từ chứng Nghiện Điểm Đến tin tằng thành công là một đích đến. Họ nghiện ý tưởng rằng tương lai là nơi thành công, hạnh phúc và thiên đường cũng ở đó luôn. Mỗi khoảng khắc qua đi đơn thuần chỉ là một vé đi đến tương lai. Họ sống trong cái ‘không phải bây giờ’, họ không tâm lý, và họ không quan tâm đến mọi thứ mà họ đang có. Nghiện Điểm Đến là sự bận tâm với ý tưởng rằng hạnh phúc đang ở nơi nào đó khác. Chúng ta đau đớn, theo nghĩa đen vì theo đuổi hạnh phúc. Chúng ta lúc nào cũng chạy, chuyển động và tiến lên. Mục tiêu của chúng ta không phải là tận hưởng mỗi ngày mà là đạt được điều gì đó thông qua năm tháng. Chúng ta luôn đến một nơi nào khác trước khi chúng ta có thể thư giãn và trước khi chúng ta tận hưởng hương thơm của khoảng khắc. Nhưng chúng ta không bao giờ đến đó được. Không có điểm đến (there is no point of arrival). Chúng ta lúc nào cũng bất mãn. Cảm giác về thành công liên tục bị hoãn lại. Chúng ta sống trong sự theo đuổi cuống cuồng một số hoan lạc phi thường mà chẳng hề có ý tưởng tìm ra chúng như thế nào.”
Từ quan điểm về nghiện, có rất ít thứ trong mô tả trên có khả năng dẫn tôi đến việc đặt tên cho hành vi này là nghiện theo tiêu chuẩn của riêng tôi ngoại trừ ý tưởng về việc hoàn toàn bận tâm với hành vi (đối với tôi là một thành phần cốt lõi của nghiện mà tôi gọi là ‘nổi bật’). Tiếp đến Holden đưa ra một danh sách một số triệu chứng của nghiện điểm đến mà tôi sao chép nguyên văn dưới đây (reproduct below verbatim):
- Bất kể bạn đang làm điều gì, bạn lúc nào cũng nghĩ về cái xảy ra tiếp theo.
- Bạn không có khả năng dừng lại bời vì bạn lúc nào cũng ở nơi nào đó khác.
- Bạn luôn luôn vội vàng thâm chí khi không cần thiết.
- Bạn luôn luôn hứa là năm tới bạn sẽ bớt bận rộn hơn.
- Ngôi nhà mơ ước của bạn lúc nào cũng là ngôi nhà kế tiếp bạn có kế hoạch mua.
- Bạn không thích công việc của bạn nhưng cho là nó có triển vọng tốt trong tương lai.
- Bạn hy vọng thành công lớn kế tiếp cuối cùng sẽ làm bạn hạnh phúc.
- Bạn luôn nghĩ bạn phải tiến tới tương lai phía trước chứ không phải ở nơi hiện tại.
- Bạn có rất nhiều dự báo, dự án, và mục tiêu mà bạn không bao giờ tận hưởng cuộc sống của bạn.
Không có điều gì trong danh sách ‘triệu chứng’ này liên quan đến các triệu chứng của nghiện theo bất cứ cách nào nhưng nó không có nghĩa là Holden không chạm đến điều gì đấy – chỉ là không phải thứ nào đó mà tôi sẽ gọi là nghiện. Holden cũng tuyên bố rằng nghiện điểm đến “chào mừng khi một ngày kết thúc“, và mong đợi (look forward) ngày cuối tuần để họ có thể phục hồi (nói ngắn gọn, họ là kiểu người nói với bản thân họ là “Cám ơn Chúa, hôm nay là thứ Sáu”). Holden cũng lưu ý:
“Cuộc sống chúng ta mơ ước là ở tương lai nào đó, và chúng ta hy vọng bắt kịp nó một ngày nào đấy. Nghiện Điểm Đến làm cho chúng ta vội vã đi qua nhiều trải nghiệm càng nhanh càng tốt. Chúng ta thích có khả năng nói: ‘tôi đã ở đó, tôi đã làm điều đấy rồi!’ (Been there, done that!)…Chắc chắn rồi, cuộc sống không chỉ là về điểm cuối. Nếu nó là như vậy, chúng ta sẽ chỉ đọc phần tóm tắt của tiểu thuyết; chúng ta sẽ chỉ chú ý đến hành động chốt hạ của vở diễn ở rạp; lưu ý cuối cùng là một chuỗi của những điều tốt nhất; các cửa hàng tốt nhất sẽ chỉ phục vụ món ăn khai vị ngon miệng petits fours và tình dục sẽ không có màn dạo đầu. Nghiện Điểm Đến cố gắng sao cho cuộc sống nhanh hơn trong hy vọng rằng chúng ta sẽ hưởng thụ cuộc sống tốt hơn. Và việc tăng tốc liên tục của chúng ta có nghĩa là chúng ta thường xuyên chạy qua các cơ hội vàng để được ân sủng và tốt hơn…Chúng ta tìm nhưng không thấy…Nghiện điểm đến của chúng ta thường hoạt động chống lại chúng ta, dầu vậy, vì chúng ta quá bận rộn chạy để thu nhận. Thế nên, chúng ta lúc nào cũng cảm thấy trống rỗng…Ý nghĩa khác là “mục đích”, ví dụ, tầm nhìn của bạn, giá trị của bạn, vân vân. Rắc rối với Nghiện Điểm Đến là nó tập trung hoàn toàn vào kết quả mà không phải mục đích. Sống thông minh là sống với mục đích, để làm cho ý nghĩa có kết thúc và cũng là kết thúc có ý nghĩa. Sự kết thúc là trong mỗi khoảnh khắc.”
Các bài viết khác về nghiện điểm đến nói về việc nó là ám ảnh và cưỡng ép (obsessive and compulsive). Lấy ví dụ, một bài viết của Beverley Glick nói rằng “những người nghiện điểm đến bị cưỡng ép cố gắng để tới một nơi nào đó hoặc có được cái gì đó mà lúc nào cũng là trong tương lai” trong khi một bài viết trên trang web Elements Behavioral Health lưu ý rằng suy nghĩ về các lựa chọn chúng ta thực hiện ngày qua ngày trong cuộc sống có thể chuyển thành ám ảnh và rằng “các giấc mơ ngày của chúng ta có thể trở thành sự tự-hủy-hoại”. Bài viết cũng tuyên bố rằng:
“Với những ai dễ bị nghiện qua các mẫu suy nghĩ và hành vi, nghiện điểm đến là thiết lập hoàn hảo cho thất bại.”
Bác sĩ Holden tuyên bố trong Chương trình truyền hình The Oprah Winfrey Show vào năm 2008 rằng nghiện điểm đến ảnh hưởng đến “hàng triệu” cá nhân và trong một blog khác về nghiện điểm đến có tiêu đề ‘Bạn là rùa hay thỏ?’, Holden đã tuyên bố:
“Nghiện điểm đến là sự tự chỉ trích quá mức lên bản thân và lúc nào cũng là ‘phải làm’ – ‘Tôi phải tiến xa hơn trong sự nghiệp ngay bây giờ’, ‘Tôi phải cưới ngay bây giờ’, hoặc ‘tôi phải có được nhiều hơn ngay bây giờ’. Nghiện điểm đến là nguyên nhân làm cho chúng ta luôn mất kiên nhẫn với bản thân mình. Lịch trình chúng ta thiết lập cho bản thân mình yêu cầu quá mức chúng ta phải thúc đẩy bản thân vất vả hơn và nhanh hơn. Chúng ta từ chối tha thứ cho bản thân nếu không thể theo kịp…Chúng ra không có thời gian cho bản thân mình, và luôn mất kiên nhẫn (permanently) với bất kỳ ai khác…Chúng ta luôn mất kiên nhẫn vởi vì chúng ta nghiện việc theo đuổi tiến bộ. Tiến bộ là gì? Theo người Nghiện Điểm Đến, tiến bộ là di chuyển dọc theo mốc thời gian từ ‘ở đây’ tới ‘ở kia’ càng nhanh càng tốt. Nhưng cuối cùng là gì? Sự thiếu kiên nhẫn cản trở tiến bộ thực sự nếu sự tập trung chỉ là về việc tiến đến tương lai nhanh hơn. Tiến bộ thực sự là một mục tiêu trong thời-gian-thực là về ở đây và bây giờ – sống ổn ngày hôm nay, trở nên hiện tại hơn, chăm sóc cho khoảnh khắc này, và hưởng thụ thời gian đời bạn”.
Với tôi, điều Holden đang cố gắng quảng bá là sống trong hiện tại, sống trong khoảnh khắc, nói cách khác, một kiểu chánh niệm (cái tôi đã thảo luận trọng một bài viết trước đây và cũng đã tiến hành nghiên cứu với Bác sĩ Edo Shonin và William Van Gordon). Một bài viết trực tuyến khác về nghiện điểm đến (trên trang web Frugal Dad) ngụ ý nghiện mua sắm (shopping) có thể là dấu hiệu của nghiện điểm đến:
“Nghiện điểm đến là việc không-bao-giờ-kết-thúc theo đuổi hạnh phúc – điều sẽ làm chúng ra tiêu nhiều và nhiều tiền hơn nữa vào mua sắm các thứ. Nhưng đồ vật không mang lại niềm vui. Chúng mang đến lo lắng. Đồ vật mang đến hạnh phúc ngắn hạn che dấu đi một số nỗi đau đớn sâu hơn. Lấy ví dụ, những người xem bản thân họ là người ‘tiêu dùng cảm xúc’ không thực sự có vấn đề về tiêu pha. Họ sử dụng shopping như một miếng dán URGO lên vết thương cảm xúc để một số kiểu đau đớn khác ra đi, cũng y như cách một số người ăn rất nhiều để chống lại trầm cảm, hoặc cô đơn. Nó thường không phải là về sự hưởng thụ quá mức thực phẩm hoặc tiền trong ví”
Bài báo sau đó tiếp tục mô tả cái gọi là “người buôn bán điểm đến” giúp cho sự nghiện ngập “mở rộng nhanh hơn”, ví dụ, những ai trên truyền hình cố gắng bán cho bạn sản phẩm có thể giúp bạn “thay đổi hoàn toàn đời mình” hoặc “làm bạn hạnh phúc hơn bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng“. Cụ thể hơn:
“Trong quảng cáo, ô tô thường được mô tả như con đường để có được cuộc sống hạnh phúc hơn, cứ như thể nó được xây dựng trong hệ thống định hướng vậy, với trạm sạc đa năng (docking station) cùng iPod, rồi nhấn nút bật sẽ thực sự làm bạn hạnh phúc hơn là phải chi 600 đô-la trả góp hàng tháng (để mua ô tô). Nhưng, chúng ta bị mắc kẹt khi còn ít tuổi và theo đuổi các ‘điểm đến’ trong toàn bộ đời mình. Ngôi nhà lớn hơn, ô tô mới hơn, quần áo sành điệu hơn, đồ trang sức tinh tế hơn – đơn giản không một cái gì là đủ. May mắn là, có một biện pháp khắc phục cho nghiện điểm đến, nhưng nó thường rất khó tìm. Khi chúng ta quả quyết bản thân chúng ta mãn nguyện với những thứ chúng ta có và chúng ta là ai, chúng ta có thể đánh bại chứng nghiện đợi chờ hạnh phúc. Chúng ta có thể sống khá hạnh phúc trong thời điểm hiện tại. Thông qua sự mãn nguyện, chúng ta có thể hạnh phúc với ngôi nhà này, và ô tô này, và những bộ quần áo này, và đánh bại các ham muốn có được nhiều thứ hơn”…hạnh phúc đến từ bên trong; nó không phải là cái gì đó có thể theo đuổi.”
Điều này được lặp lại trong một bài báo trực tuyến về nghiện điểm đến của Connie Mann:
“Hạnh phúc không bao giờ đến từ đích đến. Hạnh phúc là lựa chọn mà chúng ta tạo ra hàng ngày, không thành vấn đề là chúng ta đang ở đâu. Nó đến từ nhận thức rằng hoàn cảnh không mang đến hạnh phúc, đồ vật không mang đến hạnh phúc, thành tựu không mang đến hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ bên trong chúng ta, từ thái độ của sự biết ơn…Nếu chúng ta quá tập trung vào ngày mai, chúng ta có thể rơi vào bẫy nguy hiểm”
Một bài viết trực tuyến khác về nghiện điểm đến của Toya Sharee tuyên bố rằng “truyền thông xã hội và kỷ nguyên dư thừa đóng góp phần lớn vào bệnh dịch nghiện điểm đến này“. Cô cũng nói (trong cùng dòng với một số bình luận khác được đề cập ở trên) rằng:
“Không ai trong chúng ta miễn dịch được chứng nghiện điểm đến và tất cả chúng ta đều có những lúc, ở đâu đó, chúng ta phải tự thuyết phục chính mình rằng thời gian tốt hơn đang ở phía trước chỉ để sống qua ngày hôm đó. Nhưng chìa khóa để đánh bại nghiện điểm đến là tìm ra hạnh phúc với cuộc sống bạn đang có và đạt được các mục tiêu quan trọng với BẠN, không phải cho bất kỳ ai khác bạn nghĩ sẽ gây ấn tượng”
Tôi sẽ để lại cho bạn câu nói của nhà triết học và cũng là tác giả viết sách Henry David Thoreau cũng gợi lại khái niệm chánh niệm, chính là người mà Beverley Glick trích dẫn trong bài viết của cô là liệu rằng có cách nào chữa trị chứng nghiện điểm đến: “Bạn phải sống trong hiện tại, ném mình lên từng cơn sóng, tìm thấy sự vĩnh hằng của bản thân trong mỗi khoảnh khắc”.
(Dịch từ bài viết The Search For Happiness – Tác giả: Mark D. Griffiths Ph.D – Website: Psychology Today)