Tồn tại bao nhiêu kiểu hạnh phúc?

Nghiên cứu mới thách thức Aristotle.
Bảy năm trước đây, tôi và các cộng sự viết một bài viết trái với niềm tin của cộng đồng (heresy). Chúng tôi không đồng ý với Aristotle. Điều này không phải là cái gì đó mà người ta (mere mortals) được cho là nên làm. Dù sao, ông cũng là một trong những người thông minh nhất trong lịch sử loài người và vượt lên trên sự sỉ nhục (ít nhất là theo những người đánh giá rất ghét bài viết của chúng tôi, họ đã yêu cầu viết bình luận). Điểm bắt đầu của chúng tôi là gì? Đó là ý tưởng về eudaimonia. Theo các nhà tâm lý học hiện đại, những người dịch các tác phẩm của Aristotle, eudaimonia là một trong hai kiểu hạnh phúc; kiểu hạnh phúc còn lại là hedonism (chủ nghĩa khoái lạc). Để có được các định nghĩa, hãy đọc mô tả của cái gọi là hai dạng hạnh phúc của Tiến sĩ Alan Waterman (một nhà tâm lý học thẳng thắn, được trích dẫn nhiều về chủ đề này):
Trong chủ nghĩa khoái lạc, hạnh phúc dưới dạng “khoái lạc” là mục tiêu cần tìm kiếm, và trải nghiệm hoan lạc càng lớn, càng rộng mở thì càng tốt. Trong bối cảnh này không xem xét đến việc cái gì là nguồn gốc của hạnh phúc. Trái lại, theo Aristotle, mục tiêu của cuộc sống tốt đẹp là sự theo đuổi tuyệt hảo để làm đủ đầy tiềm năng cá nhân trong các cách thức mở rộng hơn nữa mục đích cá nhân trong cuộc sống. Hạnh phúc trong dạng “eudaimonia” là trạng thái tích cực chủ quan đó là sản phẩm (hoặc có thể là sản phẩm phụ) của việc theo đuổi sự hiện thực hóa bản thân (self-realization) hơn là mục tiêu đang được tìm kiếm.
Trong trường hợp bạn nghĩ tôi đã cố tình chọn định nghĩa hợp với ý của riêng tôi (cherry picking), dưới đây là mô tả khác về hai dạng hạnh phúc được thực hiện bởi một nhóm các nhà tâm lý học có tiếng, Hai tiến sĩ Richard Ryan và Ed Deci:
Trong cả hai cách nhìn truyền thống và hiện đại, chủ nghĩa khoái lạc và eudaimonia thường được đặt cạnh nhau như là những quan điểm trái ngược cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người (wellness). Cách tiếp cận của chủ nghĩa khoái lạc định nghĩa trạng thái thân tâm an lạc như hạnh phúc, giải thích điều đó như là sự xuất hiện của ảnh hưởng tích cực và sự vắng mặt của ảnh hưởng tiêu cực (Kahneman và các cộng sự, 1999)…Trái lại, ý tưởng của eudaimonia thường được định nghĩa như là việc sống một cuộc sống hoàn thiện, hoặc hiện thực hóa giá trị tiềm năng của con người (Ryan & Decu, 2001)…
Aristotle (bản dịch năm 1985, Đạo đức học Nicomchean của T. Irwin) nhấn mạnh việc từ chối khoái lạc như là một mục tiêu ở đời: “Quá nhiều và vô cùng tầm thường khi nhận thức điều tốt đẹp và hạnh phúc là hoan lạc, chính bởi vậy họ cũng thích cuộc sống vừa lòng thích ý. Ở đây họ chứng tỏ mình hoàn toàn là nô lệ, kể từ khi cuộc sống mà họ quyết định là cuộc sống để chăn thả gia súc.” (p. 7)
Tôi tự nhận mình không hơn gì một người không chuyên quan tâm đến triết học và tôi cũng không đọc tốt hơn các tác phẩm của Aristotle hơn bất kỳ ai khác. Nhưng có một điều tôi muốn giải thích về Aristotle (như một cách tôi giải nghĩa ngôn từ của ông). Tôi nghĩ rằng các nhà tâm lý học đã diễn giải sai Aristotle khi họ gán cho ông việc chia hạnh phúc ra làm hai dạng. Tôi không nghĩ điều này là chính xác. Tôi nghĩ rằng điều bạn đọc trong Đạo đức học Nicomachean là Aristotle phản đối kiểu dạng Platonic hoặc một ý tưởng phổ quát và vĩnh cửu đại diện cho bất kỳ thứ gì. Nói cách khác, Plato nghĩ rằng có một điều phổ quát dưới dạng tình yêu vĩnh cửu và gần gũi hơn nữa là kinh nghiệm của chúng ta về tình yêu tương ứng với dạng thức đó thì càng gần với “Chân lý”. Tôi nghĩ Aristotle rời xa Plato trong lĩnh vực này bằng cách nói rõ cuộc sống tốt đẹp là cái được tìm kiếm cho lợi ích của chính nó. Nhưng Aristotle đã xác định điều này bằng cách thêm rằng để hiểu cuộc sống tốt đẹp chúng ta cần kiểm tra cả phương tiện và mục đích (forms and ends / means and ends) như là các thành phần của cuộc sống tốt đẹp. Để nói về sự khác biệt này, các hành động khoái lạc (như nấu và ăn món trứng tôm hùm, cho hoặc nhận mát-xa cơ thể) đều có cả phương tiện và mục đích, là điều căn bản để sống cuộc đời tốt đẹp. Là phương tiện, các hoạt động khoái lạc có thể phục vụ mục đích của hành vi đạo đức (ví dụ, bằng cách mát-xa cơ thể người khác, bạn cho thấy khả năng yêu thương họ) nhưng hành động đạo đức cũng có thể tạo ra cảm giác khoái lạc như là hệ quả (ví dụ, bằng cách đứng lên chống lại kẻ bắt nạt để bảo vệ ai đó, chúng ta cảm thấy kích thích và tự hào). Vì vậy, hoan lạc là trải nghiệm ĐI CÙNG VỚI các hoạt động đạo đức như là các thành phần của cuộc sống tốt đẹp.
Điều tôi muốn nói là việc chia hạnh phúc ra thành dạng khoái lạc và eudaimonic và tuyên bố rằng cái này có chất lượng tốt hơn cái kia là dại dột và cản trở tiến bộ khoa học (và cũng có thể là hiểu sai ý định của Aristotle).
Đến lúc này, chắc bạn muốn hỏi, cái gì là bằng chứng của việc có một hoặc hai dạng hạnh phúc? Nếu vậy, tôi vui vì bạn đã hỏi. Tôi và các cộng sự mới đây đã thực hiên một nghiên cứu để kiểm tra câu hỏi này rất kỹ. Chúng tôi tự tin trong nghiên cứu này bởi vì chúng tôi có mẫu bao gồm 7617 người từ 109 quốc gia khác nhau ở 6 trên 7 lục địa. Chúng tôi hỏi họ một câu hỏi duy nhất:
Có phải một người sống theo chủ nghĩa khoái lạc về trạng thái thân tâm (ví dụ, hài lòng với cuộc sống, hạnh phúc chủ quan và các cảm xúc tiêu cực) độc lập với các cảm giác của họ về eudaimonia (ví dụ như ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, sự tự chủ, làm chủ hoàn cảnh, phát triển cá nhân, tự chấp nhận)? hoặc việc đánh giá trạng thái thân tâm an lạc có xu hướng hội tụ tới các thang đo khác của trạng thái thân tâm an lạc?
Câu trả lời là khá rõ ràng. Mối tương quan giữa cái gọi là thang đo khoái lạc về trạng thái thân tâm và thang đo eudaimonia là 0,96! Đây có thể là thời điểm tốt để nhắc bạn rằng điều này là mối tương quan mạnh mẽ mà bạn ít có khả năng gặp.
Vậy thông điệp chính là gì? Cũng như điều tôi và các cộng sự viết trong năm 2009:
Chúng tôi vẫn kiên định trong lời khẳng định ban đầu của mình rằng các bằng chứng tồn tại đều không hỗ trợ cho khái niệm hóa hai dạng hạnh phúc riêng biệt…Các tài liệu nghiên cứu chúng tôi biết cho thấy các bằng chứng mạnh rằng eudaimonic và khoái lạc là các khía cạnh của thân tâm an lạc và có thể vận hành song song cùng nhau (operate in tandem). Tập trung nghiên cứu, chú ý vào độ rộng cụ thể của trạng thái thân tâm an lạc cho phép sự rõ ràng hơn trong truyền thông, tạo điều kiện so sánh và thúc đẩy sự mềm dẻo trong việc kết hợp các biến số về trạng thái thân tâm an lạc được sử dụng trong nghiên cứu.

Liệu chúng ta có thể dừng lại cuộc chạy đua khốc liệt giữa các khái niệm trừu tượng, các thuật ngữ rác rưởi. Có một cách tiếp cận tốt hơn. Học hỏi về bản thân và người khác bằng cách đón nhận thông tin nơi họ đang ở trong các chiều kích khác. Với độ chính xác cao hơn trong ngôn ngữ và trong cách đo lường của chúng ta, chúng ta có thể trở nên chính xác hơn về điều gì mà chúng ta muốn nhắm đến để nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.
(Dịch từ bài viết How Many Types of Happiness Exist – Tác giả: Tood B. Kashdan Ph.D – Website: Psychology Today)