Vấn đề của hạnh phúc

vấn đề của hạnh phúc

Liệu rằng cố gắng để hạnh phúc lại có thể cản trở hạnh phúc không?

Khi hỏi mục tiêu cơ bản của đời sống là gì, phần lớn mọi người nhanh chóng trả lời một cách dứt khoát: hạnh phúc. Cuộc sống của họ được tổ chức xung quanh việc cố gắng đạt được hạnh phúc. Nghe ổn, đúng không? Điều này thậm chí còn có vẻ tốt hơn khi bạn đọc về các lợi ích khoa học liên kết với hạnh phúc. So với người ít hạnh phúc hơn thì…

  • Người hạnh phúc khỏe mạnh hơn, có tình bạn thân mật hơn.
  • Người hạnh phúc có khả năng cao có các mối quan hệ lãng mạn thỏa mãn hơn.
  • Người hạnh phúc có chức năng miễn dịch tốt hơn. Nếu đâm một người hạnh phúc bằng kim tiêm có chứa virus lây nhiễm (nếu đây là kiểu của bạn) thì họ sẽ có ít khả năng bị ốm.
  • Người hạnh phúc có giấc ngủ tốt hơn.
  • Người hạnh phúc sáng tạo hơn.
  • Người hạnh phúc bỏ ra nhiều thời gian để giúp đỡ người khác hơn (vị tha, rộng lượng).
  • Người hạnh phúc được xem là tích cực bởi người khác cho dù đó là việc được ưa thích, kỹ năng xã hội, trí thông minh, sức hấp dẫn thể chất, sự tự tin.
  • Người hạnh phúc tạo ra nhiều hoan lạc và ý nghĩa khi họ làm việc, giao tiếp xã hội hoặc vui chơi.

Những phát hiện này có được từ các kiểu nghiên cứu đa dạng từ cắt ngang, kinh nghiệm, quan sát, theo chiều dọc và lấy mẫu kinh nghiệm. Vì vậy, chúng ta có thể quả quyết rằng các phát hiện này không phải là vô căn cứ. Và vâng, nhiều mối quan hệ đi theo cả hai hướng. Lấy ví dụ, chất lượng và thời gian giấc ngủ ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta, và sự cô đơn hút mất tinh túy của cuộc sống. Nhưng bây giờ, hãy tập trung vào điểm quan trọng nhất. Hạnh phúc không chỉ là một tín hiệu rằng mọi thứ đang tiến triển tốt đẹp, trải nghiệm hạnh phúc giúp tạo ra các kết quả tích cực.

Nhưng có một vấn không quá bí mật. Hoa Kỳ bị ám ảnh với hạnh phúc (cũng như một số quốc gia khác trên thế giới). Có các áp lực văn hóa để trở thành người hạnh phúc. Bạn thử vào trang Amazon và xem có bao nhiêu cuốn sách có từ hạnh phúc trong tiêu đề. Lại nữa bạn thử vào Google và tra từ khóa “huấn luyện hạnh phúc.” Hãy để ý đến việc có bao nhiêu người đang đợi điện thoại của họ rung lên vì bạn muốn nôn tiền ra để mua khóa học họ dạy nhằm trở nên hạnh phúc hơn. Thậm chí có bằng đại học đào tạo bạn để trở thành giáo viên đi dạy người khác hạnh phúc hơn (với chỉ hơn 40 ngàn đô-la / năm)!

(Lưu ý là: số tiền kiếm được bằng cách đào tạo huấn luyện viên nhiều hơn là việc trở thành huấn luyện viên hạnh phúc). Có bất kỳ ai quan tâm đến áp lực phải trở thành người hạnh phúc không?

Ơn trời, một số nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu hiện tượng này. Điều họ tìm thấy là những người càng đặt tầm quan trọng của việc trở nên hạnh phúc, họ càng không hạnh phúc và chán nản (unhappy and depressed). Áp lực của việc trở nên hạnh phúc làm mọi người ít hạnh phúc. Tổ chức cuộc sống của bạn quanh việc cố gắng trở nên hạnh phúc hơn, làm hạnh phúc là mục tiêu chính của cuộc đời, lại là điều cản trở việc thực sự trở thành hạnh phúc.

Trong một nghiên cứu, mọi người được hỏi một số câu hỏi về việc họ đánh giá giá trị của hạnh phúc như thế nào và mức độ họ tin tưởng nó là quan trọng cần để làm việc hướng đến việc trở thành hạnh phúc. Trong giai đoạn căng thẳng, mọi người thường không hạnh phúc. Với bất cứ ai, đặt sự nhấn mạnh nhiều hơn vào hạnh phúc, có ít khả năng thành công nhất là họ sẽ có được nó. Không thành vấn đề là hạnh phúc được định nghĩa như thế nào. Những ai đặt sự nhấn mạnh lớn nhất vào hạnh phúc báo cáo ít có các cảm xúc tích cực 50%, hài lòng trong cuộc sống giảm 35%, và 75% gia tăng các triệu chứng trầm cảm so với những người có các ưu tiên khác. Và kể cả trong trường hợp bạn không bó hẹp định nghĩa về hạnh phúc, thì những người xem hạnh phúc là điều quan trọng nhất cũng báo cáo rằng họ có trạng thái khỏe mạnh tâm lý kém 15%. Trạng thái mạnh khỏe về tâm lý là một trạng thái hỗn hợp những thứ tốt đẹp trong cuộc sống bao gồm lòng tự trọng, mối quan hệ tốt đẹp với người khác, ý nghĩa và mục đích cuộc sống, cảm giác tự chủ, và cảm giác của việc có năng lực giải quyết các thách thức của cuộc sống. Nói tóm lại, bạn càng đánh giá tầm quan trọng của hạnh phúc bao nhiêu, càng cố để trở nên hạnh phúc, sắp xếp đời mình sao cho có thể hạnh phúc, thì rốt cuộc bạn càng có ít hạnh phúc bấy nhiêu.

Nhưng đừng tin vào chỉ một nghiên cứu. Xem xét nghiên cứu thứ hai khi mọi người đọc một bài báo giả về giá trị của hạnh phúc. Bài báo giả này nhấn mạnh về khía cạnh khoa học của hạnh phúc. Rất giống các lợi ích mà tôi tán dương ở phần đầu. Khoa học cho biết những người có được nhiều hạnh phúc nhất có thể có các trải nghiệm lợi ích dài hạn trong mối quan hệ của họ, thành công nghề nghiệp, và sức khỏe tổng thể và thân tâm an lạc.

Một nửa số người trong nghiên cứu đọc bài báo giả về “khoa học của hạnh phúc” và nửa còn lại đọc cũng bài báo đấy ngoại trừ các thuật ngữ liên quan đến hạnh phúc được thay thế bằng từ “đưa ra đánh giá chính xác.” Khi được dẫn dụ việc xem hạnh phúc là điều quan trọng nền tảng, một cái gì đó có giá trị sâu sắc, điều đó ảnh hưởng thế nào đến khả năng để có được hạnh phúc? Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra điều này bằng cách yêu cầu mọi người xem một clip hài sau khi đọc bài báo. Những người tiếp nhận thông tin về lợi ích của hạnh phúc lại là những người có mức độ thưởng thức bộ phim kém hơn. Điều ấy nghĩa là, những người xem hạnh phúc có giá trị quan trọng bậc nhất không đánh giá cao các sự kiện tích cực trong môi trường của họ ngay tức thì.

Áp lực để trở nên hạnh phúc có mặt ở khắp mọi nơi. Từ các nhà khoa học, nhà văn, nhà trị liệu, nhà tư vấn có ý định tốt, tới các nhân vật truyền thông đều làm quá tầm quan trọng của việc trở nên hạnh phúc và do vậy, cả giá trị của việc trở thành người hạnh phúc. Thường thì nó là tiềm ẩn và không rõ ràng.

Có lẽ nghiên cứu này đã đưa ra được cái nhìn sâu sắc về lý do không có ai chỉ mua một cuốn sách về đề tài hạnh phúc. Có lẽ nghiên cứu này cũng cho biết lý do số lượng người sử dụng thuốc hướng thần lại tăng vọt. Có lẽ nghiên cứu này có thể giúp chúng ta xem xét lại chúng ta đang sống vì điều gì.

Hãy nghĩ về điều gì bạn muốn viết trên bia mộ của mình.

Todd Kashdan an nghỉ ở đây, người đã cố gắng hết sức mình để trở thành người hạnh phúc.

Todd Kashdan an nghỉ ở đây, người đã cố gắng để trở thành người bạn tốt, người chồng tốt, người cha tốt, trong khi vẫn nỗ lực để thế giới tốt đẹp hơn.

Tôi chọn cái thứ hai. Hãy ở trong khoảnh khắc hiện tại, hãy cởi mở và tò mò, và cống hiện đời bạn cho những điều quan trọng. Làm điều đó và bạn có khả năng có được hạnh phúc trên hành trình (hoặc bạn có thể không). Có những thứ đáng giá hơn để sống, hơn là chỉ theo đuổi các ý nghĩ và cảm giác pha trộn hoàn hảo bên trong bộ não của chúng ta.

Tiến sĩ Todd B. Kashdan là nhà tâm lý học lâm sàng và là giáo sư tâm lý tại Đại học George Mason. Nếu bạn muốn biết thêm các bài nói chuyện, sách, workshop và các nghiên cứu của ông hãy ghé thăm trang web toddkashdan.com 

(Dịch từ bài viết The Problem with Happiness – Tác giả: Todd Kashdan – Website: HuffingtonPost & Psychology Today)

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *