Ý nghĩa cuộc sống đáng giá hơn hạnh phúc

Những người hạnh phúc nhưng cảm thấy ít hoặc không có ý nghĩa trong cuộc sống của họ có các mẫu biểu hiện gen tương tự như những người phải chịu đựng nghịch cảnh trong thời gian dài.
Ít nhất là trong thập niên vừa qua, có một cơn sốt về hạnh phúc đã hình thành. Chỉ tính riêng trong vòng có 3 tháng vừa rồi, có hơn 1000 cuốn sách về chủ đề hạnh phúc được phát hành trên Amazon, bao gồm Happy Money (Đồng tiền Hạnh phúc), Happy-People-Pills For All (Hạnh phúc-Người-Thuốc cho Tất cả), và với những ai mới xuất phát, Happiness for Beginners (Hạnh Phúc cho những Người mới bắt đầu).
Một trong những tuyên bố nhất quán (consistent claims) của các cuốn sách này là hạnh phúc liên kết với tất cả kiểu dạng kết quả tốt đẹp trong cuộc sống (good life outcomes), trong đó – lời hứa hẹn nhiều nhất đó là: sức khỏe tốt. Nhiều nghiên cứu đã lưu ý mối nối giữa tâm trí hạnh phúc và cơ thể khỏe mạnh – bạn càng hạnh phúc bao nhiêu, bạn dường như càng có được sức khỏe tốt bấy nhiêu. Trong một phân tích meta (tổng quan) của 150 nghiên cứu về chủ đề này, các nhà nghiên cứu rút ra điều sau: “Thân tâm an lạc (well-being) dẫn đến chức năng lành mạnh, còn ngược lại (ill-being) thì dẫn đến những việc nguy hại cho sức khỏe.”
Hạnh phúc là về cảm giác tốt. Ý nghĩa là cái có nguồn gốc từ việc đóng góp cho người khác hoặc cho xã hội theo cách thức lớn hơn.
Nhưng một nghiên cứu mới, vừa được xuất bản trên Kỷ yếu Học viện Quốc gia về Khoa học (PNAS – Proceedings of the National Academy of Sciences) đã thách thức bức tranh màu hồng về hạnh phúc. Hạnh phúc có thể không tốt cho cơ thể như các nhà nghiên cứu từng nghĩ. Thậm chí nó còn có thể có hại.
Tất nhiên, điều quan trọng đầu tiên là định nghĩa được hạnh phúc. Vài tháng trước, tôi có viết một bài có chủ đề là “Có những cái quan trọng hơn hạnh phúc trong cuộc sống” nói về nghiên cứu tâm lý đào sâu vào việc hạnh phúc thực sự có ý nghĩa gì với con người. Nó đặc biệt khám phá sự khác biệt giữa hai điều này: cuộc sống có ý nghĩa đủ đầy và cuộc sống hạnh phúc.
Có vẻ như kỳ lạ khi có một sự khác biệt rõ rệt giữa hai điều trên. Nhưng các nhà nghiên cứu khi xem xét một lượng lớn các mẫu người trong giai đoạn nhiều tháng trời đã phát hiện ra rằng, hạnh phúc liên kết với hành vi “lấy cho bản thân” có tính ích kỷ (selfish “taking” behavior), trong khi có cảm giác ý nghĩa trong cuộc sống liên kết với hành vi “cho đi” có tính vị tha (selfless “giving” behavior).
“Hạnh phúc mà không có ý nghĩa khiến cuộc sống có đặc tính khá nông cạn (relatively shallow), chỉ để ý đến bản thân (self-absorbed) hoặc thậm chí là ích kỷ (selfish), trong đó mọi thứ diễn tiến tốt đẹp, các nhu cầu và ham muốn dễ dàng thỏa mãn, tránh được khó khăn và vướng mắc,” các tác giả của nghiên cứu viết. “Có thể nói (if anything), hạnh phúc thuần túy có liên kết tới việc không giúp đỡ người khác khi họ cần.” Trong khi hạnh phúc là về cảm giác tốt, ý nghĩa là cái có nguồn gốc từ việc đóng góp cho người khác hoặc cho xã hội theo cách thức lớn hơn. Như Roy Baumeister, một trong các nhà nghiên cứu nói với tôi, “Một phần những gì chúng ta làm như một con người là chăm sóc người khác và đóng góp cho người khác. Điều đó làm cho cuộc sống có ý nghĩa nhưng nó không nhất thiết làm cho chúng ta hạnh phúc.”
Nghiên cứu mới trên PNAS cũng làm sáng tỏ (sheds light) sự khác biệt giữa ý nghĩa và hạnh phúc, nhưng là ở mức độ sinh học. Barbara Fredrickson, một nhà nghiên cứu tâm lý học, chuyên về các cảm xúc tích cực ở Đại học Bắc Carolina – Chapel Hill, và Steve Cole, nhà nghiên cứu di truyền và tâm thần tại UCLA, đã kiểm tra mức độ tự-báo cáo về hạnh phúc và ý nghĩa ở 80 đối tượng tham gia nghiên cứu.
Ý nghĩa được định nghĩa như là việc hướng đến cái gì đấy lớn hơn bản thân mình.
Hạnh phúc được định nghĩa, như trong nghiên cứu trước đây, bởi giảm giác tốt (feeling good). Các nhà nghiên cứu đo lường hạnh phúc bằng cách hỏi các đối tượng các câu hỏi như “Bạn thường xuyên cảm thấy hạnh phúc ở mức độ nào?” “Bạn thường xuyên cảm thấy thích thú trong cuộc sống ở mức độ nào?” và “Bạn thường xuyên cảm thấy hài lòng ở mức độ nào?” Mọi người càng xác nhận các thang đo về “khoái lạc thể xác-tinh thần / hedonic well-being” hay hoan lạc này, thì họ càng có điểm số cao về hạnh phúc.
Ý nghĩa được định nghĩa như là việc hướng đến cái gì đấy lớn hơn bản thân mình. Họ đo đạc ý nghĩa bằng cách hỏi các câu hỏi như “Bạn thường xuyên cảm thấy cuộc đời mình có mục tiêu hoặc có ý nghĩa cho nó ở mức độ nào?”, “Bạn thường xuyên cảm thấy mình có điều gì đó để đóng góp cho xã hội ở mức độ nào?”, và “Bạn thường xuyên cảm thấy bản thân mình thuộc về một cộng đồng / nhóm xã hội ở mức độ nào?” Mọi người càng xác nhận các thang đo này về trạng thái “thân tâm an lạc kiểu eudaimonic” – hoặc đơn giản là đề cao đức hạnh (virtue) – càng có nhiều ý nghĩa mà họ cảm thấy trong cuộc sống.
Sau khi ghi nhận cảm giác có ý nghĩa và hạnh phúc mà mỗi đối tượng có, Fredrickson và Cole, với các cộng sự nghiên cứu của họ, xem xét cách thức mà các gen nhất định biểu hiện bản thân chúng trong mỗi đối tượng. Giống như các nhà thần kinh học sử dụng fMRI quét để xác định các vùng trong bộ não phản hồi như thế nào với các kích thích khác nhau, Cole và Fredrickson quan tâm đến cách cơ thể, ở mức độ gen, phản ứng thế nào với cảm giác của hạnh phúc và ý nghĩa.
Công việc của Cole trước đây là liên kết nhiều loại nghịch cảnh mãn tính với mẫu hình biểu hiện gen cụ thể. Khi mọi người cảm thấy cô đơn, đau buồn vì mất mát người thân yêu, hoặc khó khăn trong việc cân đối thu chi tiền bạc (make ends meet), cơ thể của họ đi vào mô hình đe dọa. Điều này kích hoạt các gen liên quan đến stress hoạt động với hai chức năng: sự gia tăng hoạt động của gen gây viêm và sự giảm hoạt động của gen liên quan đến việc đáp ứng chống lại virus.
“Bạn phải trông chừng hệ thống miễn dịch,” Fredrickson nói với tôi, “Nếu bạn có lịch sử dài của việc phải chống lại nghịch cảnh, nó sẽ khiến bạn bị nhiễm khuẩn. Với tổ tiên của chúng ta, cô đơn và nghịch cảnh có liên kết với sự nhiễm khuẩn từ vết thương khi chiến đấu với kẻ thù hoặc với đồng loại.” Nói cách khác, nếu bạn khỏe mạnh (doing well) và có nhiều kết nối xã hội lành mạnh, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ sẵn sàng chống lại virus, điều mà bạn sẽ có khả năng mắc phải cao hơn khi tương tác với nhiều người.
Điều này có liên quan gì đến hạnh phúc?
Cole và Fredrickson phát hiện ra rằng những người nào hạnh phúc song có ít hoặc không có cảm giác ý nghĩa trong đời họ – có các mẫu gen biểu hiện tương tự như những người đang phản ứng với việc phải chịu đựng nghịch cảnh trong thời gian dài. Cụ thể thì, cơ thể của những người hạnh phúc chuẩn bị cho họ khả năng nhiễm khuẩn bằng cách kích hoạt đáp ứng gây viêm. Tất nhiên, viêm mãn tính, liên kết với các bệnh nghiêm trọng như là bệnh tim và nhiều loại ung thư khác nhau.
“Cảm xúc tích cực trống rỗng” – giống kiểu người trải nghiệm pha hưng cảm (trong rối loạn lưỡng cực) hoặc hưng phấn giả tạo gây ra bởi rượu và thuốc – “nó cũng tốt cho bạn như là việc phải chịu đựng nghịch cảnh”, Fredrickson nói.
Có một điều quan trọng cần phải hiểu là với nhiều người, cảm giác có ý nghĩa và hạnh phúc trong cuộc sống chồng chéo lên nhau (overlap); nhiều người đồng thời có điểm số cao (hoặc thấp) về điểm số hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống trong nghiên cứu. Nhưng với nhiều người khác, có sự khác biệt – họ cảm thấy họ có mức độ hạnh phúc thấp nhưng lại cao về mặt ý nghĩa hoặc ngược lại cuộc sống của họ rất hạnh phúc nhưng lại thấp về ý nghĩa. Nhóm cuối cùng này, có mẫu biểu hiện gen liên kết với nghịch cảnh, chiếm tới 75% người tham gia nghiên cứu. Chỉ một phần tư những người tham gia được các nhà nghiên cứu gọi là “có ưu thế về ý nghĩa” – có nghĩa là, cảm giác về ý nghĩa của họ vượt lên trên cảm giác về hạnh phúc.
Đây là điều quá tệ cho nhiều lợi ích mà mẫu gen biểu hiện liên kết với ý nghĩa cuộc sống. Những người cùng có hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống và những người chỉ có ý nghĩa cuộc sống mạnh nhưng không nhất thiết có hạnh phúc cho thấy sự ngừng hoạt động của các đáp ứng với căng thẳng do nghịch cảnh. Cơ thể họ không còn chuẩn bị cho nguy cơ nhiễm khuẩn điều mà chúng ta sẽ nhận được khi cô đơn hoặc gặp rắc rối, nhưng đối với nhiễm virus, chúng ta sẽ mắc khi xung quanh có rất nhiều người.
Nghiên cứu trước đây của Fredrickson, được mô tả trong hai cuốn sách của cô, Tính tích cực và Tình yêu 2.0, đã phác họa (mapped) các lợi ích của cảm xúc tích cực trong mỗi cá nhân. Cô ấy phát hiện ra rằng cảm xúc tích cực mở rộng quan điểm của con người và là bộ đệm cho con người chống lại nghịch cảnh. Vì thế cô đã rất ngạc nhiên khi phát hiện các khoái lạc về thể xác và tâm hồn (hedonistic well-being) liên kết với cảm xúc tích cực và hoan lạc, khá là tệ trong nghiên cứu này so với eudaimonic well-being (cuộc sống đức hạnh và làm những gì đáng làm / có ý nghĩa cuộc sống).
“Điều đấy không có nghĩa là hạnh phúc khoái lạc là vấn đề,” Fredrickson nói với tôi, “Điều đó có nghĩa là nó không khớp với eudaimonic well-being mà thôi. Thật tuyệt nếu cả hai hòa điệu với nhau (in step). Nhưng nếu bạn có khoái lạc nhiều hơn mong đợi, thì đó là lúc mẫu hình gen tương tự nghịch cảnh xuất hiện.”
Chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) và sống đức hạnh (eudaimonism) đem đến cuộc tranh luận rất lớn trong triết học, cái đã định nền văn minh Phương Tây hơn 2000 năm qua, về bản chất của cuộc sống tốt đẹp. Có phải hạnh phúc nằm trong cảm giác tốt, như chủ nghĩa khoái lạc nghĩ, hoặc nằm trong việc làm và trở nên tốt, sống đời đức hạnh như Aristotle và các đồ đệ thông thái nghĩ? Từ các bằng chứng của nghiên cứu này, dường như là cảm giác tốt là không đủ. Con người cần ý nghĩa để phát triển. Theo ngôn từ của Carl Jung, “Những sự vật nhỏ bé nhất mà có ý nghĩa còn giá trị hơn trong cuộc sống so với những sự vật lớn nhất mà không có ý nghĩa.” Sự khôn ngoan của Jung dường như chắc chắn áp dụng cho cơ thể chúng ta, nếu không muốn nói là cho cả trái tìm và tâm trí của chúng ta nữa.
(Dịch từ bài viết Meaning Is Healthier Than Happiness – Tác giả: Emily Esfahani Smith – Website: The Atlantic)